Hotline 24/7
08983-08983

Dùng nhiều thuốc giải rượu gây hại cơ thể thế nào?

Câu hỏi

BS Lưu Phương giải đáp giúp em với. Thuốc giải rượu có thực sự hiệu quả? Nó giải rượu theo cơ chế nào? Uống thường xuyên sau mỗi cuộc nhậu có hại gì không ạ?

Trả lời

ThS.BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương

ThS.BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương

Trưởng khoa Nội soi tiêu hóa, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Giảng viên đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Bạn Tấn thân mến,
Trong Tây y không có khái niệm về thuốc giải rượu, mà chỉ có thuốc chống nghiện rượu. Đây là loại thuốc dành cho những người muốn cai nghiện rượu bia. Nó hoạt động trên cơ chế, khi vào cơ thể sẽ khiến cho người uống cảm thấy khó chịu và sẽ cai rượu từ từ.
Bản chất của thuốc khiến cho rượu không thể chuyển hóa, gây ra các phản ứng để cho người nghiện rượu cảm thấy khó chịu khi uống rượu và có thể dễ dàng cai nghiện.

Tuy nhiên, thuốc không có tác dụng giải rượu. Vì vậy, khi uống thuốc này với số lượng nhiều sẽ làm tăng độc tố của rượu lên rất nhiều lần.

Các viên thuốc giải rượu có mặt trên thị trường hiện nay có rất nhiều: RU-21, tiếp là ME-21, Mewol-21 và gần đây góp mặt trên thị trường là Voskyo. Các viên thuốc này có thành phần tương tự nhau, chủ yếu gồm đường, vitamin B1, B6, PP, acid glutamic, acid fumaric, acid succinic.

Thực chất, các chất này không phải là thuốc mà là một dạng thực phẩm chức năng. Nó có tác dụng bổ trợ một phần trong quá trình chuyển hóa rượu, chứ chưa có tài liệu nào chứng minh tác dụng bảo vệ hoặc phục hồi cơ quan dễ bị rượu làm tổn hại là gan hoặc triệt tiêu tác dụng của rượu trên hệ thần kinh trung ương để làm mất đi trạng thái “xỉn”.

Khi uống nhiều rượu thường xuất hiện trạng thái đau đầu, cho nên người uống nhiều rượu thường dùng thêm các chế phẩm có aspirin, paracetamol, kháng viêm không csteroid... Điều này càng làm ảnh hưởng xấu thêm cho chức năng gan. Khi phối hợp các thuốc này với rượu sẽ làm kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa gây xuất huyết tiêu hóa. Nếu nồng độ paracetamol trong máu cao, vượt quá khả năng khử độc của gan gây hoại tử tế bào gan hàng loạt, gây ra biểu hiện viêm gan cấp.

Ngoài ra, người uống nhiều rượu còn dùng một số loại thuốc tráng dạ dày để uống rượu cho lâu say như phosphalugel, kremil-s, maalox... Thực chất những thuốc này chỉ làm chậm quá trình hấp thu rượu vào máu thôi chứ không phải những thuốc này bao hết đường tiêu hóa để rượu không hấp thu được vào máu.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X