-
Có nên bó thuốc lá khi bị gãy xương bánh chè?
Câu hỏi
BS ơi, Em ngã và đi chụp được BS chẩn đoán là gãy xương bánh chè, có dịch và phải mổ. Em đã hút dịch và nẹp định vị, nhưng em muốn bó thuốc lá ở nhà, không mổ liệu có an toàn không ạ?
Trả lời
Gãy xương bánh chè. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Đây là câu hỏi của nhiều người nhưng khó trả lời thỏa đáng. Tôi không có kinh nghiệm trong điều trị gãy xương bằng đông y, nhưng có nhiều lương y gia truyền điều trị gãy xương rất tốt và cũng có những lương y không có nhiều kiến thức và kinh nghiệm cũng điều trị cho bệnh nhân nên đã để lại hậu quả cho sức khỏe.
Do đó, tôi khuyên nếu em chưa tìm được thầy thuốc đông y đủ tin tưởng thì hãy phẫu thuật theo ý kiến của BS ngoại khoa, vừa an toàn vừa có tính khoa học cao.
Chúc em chóng lành!
Thân mến.
Mời tham khảo thêm:
Xương bánh chè nằm trong hệ thống gân duỗi gối, che chở mặt trước khớp gối. Mặt sau xương bánh chè liên quan trực tiếp với khớp gối, khi gãy xương bánh chè là gãy xương phạm khớp. Gãy xương bánh chè chiếm khoảng 2-4% tổng số các trường hợp gãy xương. Thường gặp do ngã đập đầu gối xuống đất hoặc đập vào các vật cứng khi gối đang ở tư thế gấp hoặc do đánh trực tiếp vào xương bánh chè. Hoặc người chơi thể thao do co gấp cẳng chân đột ngột khi cơ tứ đầu đùi đang co gấp làm cho xương bánh chè bị tỳ ép mạnh lên lồi cầu xương đùi gây ra gãy ngang xương bánh chè. Gãy xương bánh chè nếu được điều trị sớm, đúng phương pháp sẽ đem lại kết quả liền xương và phục hồi chức năng khớp gối tốt sau 3-4 tháng. Tùy từng loại gãy, lứa tuổi mà có phương pháp điều trị bảo tồn hay phẫu thuật. Điều trị bảo tồn khi vỡ xương bánh chè dạng nứt rạn, không di lệch (2 mảnh và mặt khớp bánh chè-lồi cầu đùi không bị khấp khểnh); người bệnh cao tuổi không đi đứng được hoặc có bệnh nội khoa nặng kèm theo. Tùy từng trường hợp có thể được bó bột. Điều trị phẫu thuật được chỉ định khi vỡ xương bánh chè, 2 phần vỡ rời xa nhau quá 4mm, gãy vụn khi diện khớp của các mảnh gãy khấp khểnh hoặc có mảnh rời di lệch vào khớp gối. Có thể mổ buộc vòng chỉ thép, mổ buộc xương chữ U, mổ bắt vít, mổ néo ép. Nếu vỡ vụn quá, cần mổ lấy bỏ xương bánh chè. Phục hồi chức năng tránh di chứng là rất quan trọng nhằm tăng cường tuần hoàn, chống teo cơ, đặc biệt là cơ tứ đầu đùi, chống cứng khớp ở người bệnh gãy xương bánh chè. |
BS.CK2 Nguyễn Xuân Thắng
Trưởng khoa Y học cổ truyền và Phục hồi chức năng, BV Nhân dân 115
Trưởng khoa Y học cổ truyền và Phục hồi chức năng, BV Nhân dân 115
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình