Hotline 24/7
08983-08983

Chỉ số Ferritin cao gấp nhiều lần bình thường có nguy hiểm không?

Câu hỏi

Bác sĩ cho em hỏi, Chồng em bị bệnh cao men gan. Tháng vừa rồi đi xét nghiệm máu kết quả như sau: - AST=114U/L - ALT=204U/L - GGT=536U/L - Acid Uric huyết thanh=443 - Cholesterol toàn phần=6.6 - Triglycerid=3.2 - HDL- cholesterol=1.1 - LDL- cholesterol=4.0 - Ferritin=1348 Kết quả xét nghiệm với men gan cao như vậy và Ferritin quá cao có nguy hiểm không bác sĩ? Chồng em cần có chế độ dinh dưỡng như thế nào hay cần kiêng cữ các loại thức ăn nào? Em gửi kèm kết quả xét nghiệm và đơn thuốc của bác sĩ. Mong bác sĩ tư vấn giúp em với những chỉ số hiện tại thì bệnh của chồng em có nguy hiểm không, có cần làm thêm các xét nghiệm khác để kiểm tra thêm không (đặc biệt là các xét nghiệm liên quan đến ung thư gan)? Chồng em hay cảm thấy mệt, ăn uống không ngon miệng và mấy tháng nay hay đau nhức khớp tay và khớp xương mông nữa. Chồng em đi tiêu tiểu cũng khác bình thường, trung bình 1 ngày đi cầu khoảng 3 đến 4 lần, còn đi tiểu thì em thấy hơi khó, có khi đứng rất lâu mới có thể đi tiểu được. Những biểu hiện trên có phải do ảnh hưởng của bệnh gan hay không, chồng em cần làm thêm những xét nghiệm, kiểm tra gì? Em mong bác sĩ tư vấn giúp em ạ! Em chân thành cám ơn bác sĩ!

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM


Kết quả xét nghiệm. Ảnh do bạn đọc cung cấp
Kết quả xét nghiệm. Ảnh do bạn đọc cung cấp

Đơn thuốc. Ảnh do bạn đọc cung cấp
Đơn thuốc. Ảnh do bạn đọc cung cấp

Chào bạn,

Có 2 nhóm nguyên nhân chính làm tăng Ferritin máu, có hoặc không có ứ đọng sắt ở các mô. Bệnh có ứ đọng sắt tiên phát phổ biến nhất là bệnh ứ sắt mô di truyền (hemochromatosis) do đột biến gen HFE, gen tham gia vào điều hòa hấp thu sắt ở ruột non. Bệnh hay gặp ở người da trắng và rất hiếm gặp ở người châu Á. Ở Việt Nam, bệnh tăng Ferritin có ứ sắt mô thứ phát hay gặp nhất là bệnh beta Thalassemia.

Nguyên nhân tăng Ferritin không có ứ đọng sắt ở các mô, hay gặp ở người châu Á gồm viêm gan virus mạn tính, rượu hoặc bệnh gan do rượu và không do rượu, bệnh đái tháo đường hoặc hội chứng biến dưỡng. Ngoài ra tăng Ferritin máu hay gặp ở người mắc các bệnh mạn tính như viêm đa khớp dạng thấp, bệnh tự miễn, ungthư và suy thận mạn.

Như vậy, trường hợp này có thể tăng Ferritine di truyền hoặc thứ phát gây ra tăng men gan, nhưng cũng có thể viêm gan mạn là nguyên nhân làm cho Ferritine tăng cao. Bạn nên đưa chồng đến tái khám chuyên khoa Viêm Gan để bác sĩ xem xét làm thêm xét nghiệm làm rõ chẩn đoán và tư vấn cụ thể hơn cho bạn về nguyên nhân bệnh bạn nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Xét nghiệm ferritin huyết thanh giúp đánh giá tổng lượng sắt dự trữ trong cơ thể, từ đó bác sỹ có thể biết được nồng độ ferritin trong máu là đủ, thiếu hay dư thừa.

Kết quả xét nghiệm ferritin huyết thanh sẽ được so sánh với dải giá trị bình thường sau:

- Nam giới: 20-500 ng/ml
- Nữ giới: 20-200 ng/ml

Bác sĩ sẽ xem xét kết quả xét nghiệm cụ thể của bạn để đánh giá tình trạng ferritin của bạn là bình thường, cao hay thấp.

Ferritin được xem là một protein phản ứng cấp tính, nghĩa là khi cơ thể bị viêm nó sẽ tăng lên trong máu. Điều này giải thích tại sao trong các bệnh lý về gan, các loại ung thư như u lympho Hodgkin thì nồng độ ferritin lại tăng lên trong máu. Điều này được giải thích là, tế bào gan là nơi dự trữ ferritin, các bệnh lý về gan thường khiến gan bị tổn thương, ferritin bên trong tế bào gan thoát ra ngoài, gây nên tăng ferritin máu. Dựa vào sự tăng nồng độ ferritin trong máu, xét nghiệm sẽ giúp các bác sỹ chẩn đoán trong các bệnh lý viêm và tình trạng khác của cơ thể.

Theo một nghiên cứu về gan và hệ tiêu hóa đã công bố, các nguyên nhân thường gặp gây tăng ferritin huyết thanh là: béo phì, tình trạng viêm, uống rượu hàng ngày. Một rối loạn di truyền khác có tăng ferritin, đó là bệnh nhiễm sắc tố sắt mô (hemochromatosis).



Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X