Hotline 24/7
08983-08983

Cách xử trí bọng nước bị vỡ do bỏng dầu

Câu hỏi

Chào BS ạ, Cách đây 2 ngày em bị bỏng dầu, xuất hiện những bọng nước. Em không cẩn thận đã làm vỡ bọng nước. Vậy BS cho em hỏi việc bọng nước bị vỡ có ảnh hưởng gì không và cách xử lý như thế nào ạ? Em cảm ơn BS nhiều ạ.

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Vỡ bọng nước do bỏng dầu. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Vỡ bọng nước do bỏng dầu. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Bọng nước hình thành là do em bị bỏng cấp độ 2, tức là tổn thương các lớp thượng bì, nhưng lớp tế bào mầm, màng đáy hầu như còn nguyên vẹn. Nước vàng trong trong bóng nước chính là huyết tương, là dịch vô trùng có tác dụng làm mát, ẩm và che chắn vết thương.

Nếu lỡ làm vỡ bóng nước, em nên rửa vết thương bằng nước muối sinh lý hằng ngày, sau đó chấm khô bằng gạc sạch, đắp gạc Urgotul rồi băng lại. Nếu nước chảy ra từ chỗ phồng có mùi hôi, đau, đỏ, lan rộng, lâu lành da... hoặc bỏng sâu sẽ gây hoại tử phần mô mềm thì dễ nhiễm khuẩn, cần đi khám ở cơ sở y tế để được xử trí đúng cách và dùng kháng sinh chống nhiễm khuẩn theo chỉ định của BS.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Bỏng là tai nạn phổ biến mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải, đặc biệt, càng thiếu kỹ năng bao nhiêu, càng hay bị bỏng bấy nhiêu. Nếu không biết cách xử lý vết thương khi bị bỏng, thì hậu quả sẽ càng nặng nề.

Không chọc vỡ các chỗ phồng ra, kể cả nốt phồng phát triển quá lớn hoặc tạo cảm giác rất đau đớn. Khi các nốt phồng nước vỡ, cần lau rửa và dùng một miếng vải sạch hoặc gạc để bảo vệ da cho đến khi lành hẳn, thường là 3 - 4 ngày thì da sẽ liền.

Để tránh những vết phồng nơi bàn tay khi lao động, cần mang loại găng tay mềm và dày. Thay đổi tư thế làm việc của bàn tay thường xuyên. Khi làm việc, tiếp xúc trực tiếp với những vật nặng có bề mặt thô nhám và cứng, nhất thiết phải tập thói quen mang găng tay. Nếu bạn chuẩn bị làm một công việc nặng nhọc nào đó đòi hỏi sức chịu đựng của bàn tay, cần xoa bóp tay mỗi ngày trong vài tuần để làm tăng sức chịu đựng của da tay.

Để tránh những vết phồng nơi bàn chân, khi lao động (làm nương, leo núi), phải mang giày bảo hộ, không nên đi chân đất, chọn cỡ giày thích hợp, không quá chật cũng không quá rộng. Không nên dùng loại giày làm bằng nguyên liệu thô, cứng.

Lưu ý: Nếu nước chảy ra từ chỗ phồng có mùi hôi, vết phồng bất thường (đau, đỏ, lan rộng, lâu lành da...) là vết phồng đã bị nhiễm khuẩn. Vì vậy, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được cán bộ y tế thăm khám và xử trí.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X