Hướng dẫn cách dùng thuốc tại chỗ ở tai
Để điều trị các bệnh ở tai, ngoài việc phải dùng thuốc theo đường uống (khi cần thiết) thì việc dùng các thuốc tại chỗ ở tai là rất quan trọng.
Việc dùng đúng cách các thuốc này không những quyết định tới hiệu quả điều trị mà còn giúp người bệnh phòng, tránh những tai biến của thuốc.
Thuốc dùng để rỏ tai
Thuốc rỏ tai nhằm sát khuẩn, chống viêm, giảm xuất tiết và làm săn niêm mạc. Các thuốc thường được dùng:
Cồn boric 2% - 5%: Có tác dụng sát khuẩn, giảm xuất tiết. Cần lưu ý nếu tai có xây xước thì khi rỏ cồn sẽ gây đau, xót rất khó chịu.
Glycerin borat 2% - 5%: Cũng có tác dụng sát khuẩn, giảm xuất tiết, giảm đau.
Kháng sinh: Trên thị trường hiện nay có nhiều loại kháng sinh dùng để nhỏ tai. Tuy nhiên, cần lưu ý tới một số kháng sinh như nhóm aminosid (gentamicin, framycetin), nhóm tetracyclin (clotetracyclin, aureomycin)… có tác dụng phụ ảnh hưởng đến tai trong như gây điếc, chóng mặt…
Corticoid: Có tác dụng chống viêm. Thuốc thường dùng là hydrocortison, dexamethason… có thể dùng đơn độc hoặc phối hợp với kháng sinh.
Nước ôxy già: Cần lưu ý nước ôxy già từ 6 - 10 đơn vị thể tích là nước rửa tai, khi rửa xong phải lau thật khô. Không được dùng như thuốc rỏ tai vì sẽ gây hại đến niêm mạc của thùng tai.
Cách rỏ tai
- Trước khi rỏ thuốc vào tai, cần lau, rửa, hút sạch chất đọng trong tai thì thuốc mới có tác dụng.
- Khi rỏ tai nên để bệnh nhân nằm nghiêng, hướng tai bị bệnh lên trên; nếu không có điều kiện nằm thì phải ngồi, nghiêng đầu, hướng tai bị bệnh lên trên.
- Rỏ từ từ vài giọt, hơi chếch dần ống rỏ để thuốc chảy từ thành ống tai vào trong.
Thuốc dùng để phun tai
Trong các trường hợp chảy mủ mạn, có mùi hôi thường được điều trị bằng cách phun thuốc vào tai. Kháng sinh là loại thuốc được dùng nhiều nhất, chủ yếu dưới dạng bột.
Cần lưu ý: Bột kháng sinh dùng để phun tai phải mịn, không đóng vón khi gặp mủ hoặc dịch xuất tiết ở tai. Không được cạo viên kháng sinh để rắc vào tai vì bột không mịn, có tá dược kết dính dễ làm lấp lỗ thủng, mất dẫn lưu.
Trong các trường hợp viêm tai xuất tiết có mủ nhày, thường dùng: bột acid boric (có tác dụng hút nước, sát khuẩn), bột phèn phi tán mịn (có tác dụng hút nước, giảm xuất tiết tốt).
Cách phun thuốc tai
Theo BS Nguyễn Bích - Sức khỏe & Đời sống
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình