Hỏi đáp về bệnh do côn trùng gây ra
Bệnh do côn trùng là tình trạng nhiễm trùng do côn trùng mang mầm bệnh gây ra. Với tốc độ và khả năng sinh sản đáng kinh ngạc, các căn bệnh mà chúng gây ra có thể lây lan thành dịch, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Hãy cùng giải đáp về cách nhận biết và điều trị các vết cắn, đốt của côn trùng an toàn cho trẻ.
Các loại côn trùng và vết cắn
Câu hỏi 1: Các vết cắn, đốt của côn trùng chỉ ửng đỏ rồi hết, bé ngứa chút rồi sẽ không sao?
Chuyên gia giải đáp: Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ còn non yếu, các vết cắn, đốt có nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao nếu để quá 6 giờ. Nọc côn trùng có thể gây nhiều triệu chứng toàn thân như sốt, lạnh, nôn, ban da, ngứa, vàng da, co cứng cơ hay cứng cả một vùng nhiễm khuẩn. Nguy hiểm hơn, nọc các loại chân đốt như rết, nhện, bọ cạp... có thể chứa chất độc hoặc men gây sưng phồng, kết tập tiểu cầu… Ngoài ra, các loại côn trùng như muỗi cũng là trung gian lây truyền một số căn bệnh nguy hiểm như sốt rét, sốt xuất huyết, Zika… có thể đe dọa tính mạng của bé nếu không được xử lý đúng cách và kịp thời.
Câu hỏi 2: Sốt xuất huyết do muỗi đốt cũng gây sốt, mệt mỏi, đau nhức như COVID-19. Làm sao phân biệt giữa hai bệnh này?
Chuyên gia giải đáp: Giai đoạn sốt trong sốt xuất huyết thì người bệnh sẽ sốt cao, đột ngột, liên tục, chán ăn, mỏi cơ, đau 2 hốc mắt và có thể kèm theo đau đầu, chảy máu răng hoặc máu mũi. Còn bệnh nhân nhiễm COVID-19 cũng có biểu hiện sốt nhưng kèm đau họng, ho, nghẹt mũi, mất mùi vị, khó thở.
Để phân biệt hai loại dịch bệnh này cần thông qua kết quả xét nghiệm. Đối với sốt xuất huyết, thông thường sẽ làm các xét nghiệm chẩn đoán virus gồm xét nghiệm về kháng nguyên và kháng thể. Với COVID-19 sẽ thực hiện test nhanh hoặc xét nghiệm PCR.
Trường hợp bệnh nhân sốt cao liên tục trên 2 ngày, không đáp ứng với thuốc hạ sốt, cần đưa đến cơ sở y tế để làm xét nghiệm kiểm tra, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Câu hỏi 3: Vết đốt của kiến ba khoang nguy hiểm như thế nào?
Chuyên gia giải đáp: Kiến ba khoang thực chất không đốt hay cắn người, chúng tiết ra chất Pederin khi bạn vô tình đập hay bắt, giết làm cơ thể kiến bị nghiền nát. Độc tố Peredin có độc tính mạnh gấp 12 đến 15 lần độc tính của loài rắn hổ. Tuy nhiên vì lượng độc tố trong kiến ba khoang khá nhỏ nên khi chúng ta tiếp xúc với loài côn trùng này sẽ không quá nguy hiểm như khi bị rắn hổ cắn.
Khi chất Pederin dính vào da, nhất là các vùng da nhạy cảm (da vùng mặt, cổ, cánh tay, bắp chân…) dễ bị phồng rộp, bỏng, đau rát. Nếu chúng ta xử lý đúng cách, vết thương và tình trạng viêm da có thể cải thiện nhanh chóng. Với trường hợp nghiêm trọng hơn, vết thương có dấu hiệu lở loét, dễ dẫn đến nhiễm trùng. Nếu vùng bị thương lan nhanh và rộng có thể gây sốt, nổi hạch.
Kiến ba khoang
Bệnh do côn trùng chỉ lây truyền qua các vết cắn, đốt trên cơ thể?
Chuyên gia giải đáp: Đa số côn trùng đốt, hút máu nhưng đường lây truyền bệnh có nhiều cách như qua tiếp xúc ngoài da với độc tố… Một trường hợp điển hình là bệnh viêm da do tiếp xúc với độc tố Pederin kiến ba khoang tiết ra khi dùng tay trần chạm vào, giết hoặc miết kiến.
Cách xử lý khi bị côn trùng cắn, đốt
Làm sạch vết thương do côn trùng cắn, đốt
Khi bị côn trùng cắn hay đốt, cần lưu ý thực hiện theo các bước sau:
- Tránh gãi: khi gãi, độc tố sẽ phát tán rộng hơn. Nếu cào gãi mạnh, vết cắn sẵn có sẽ nặng hơn vì nhiễm trùng do tay bẩn và da sẽ bị trầy xước, để lại sẹo.
- Lấy ngòi độc và làm sạch vết thương: Khi bị côn trùng cắn, đốt, mẹ cần nhẹ nhàng lấy ngòi độc ra (nếu có) rồi làm sạch vết thương bằng xà phòng hoặc các chất sát trùng. Mẹ có thể chườm đá cho bé để giảm đau và sưng đỏ.
- Thoa thuốc: sử dụng các loại thuốc thoa tại chỗ với thành phần kháng viêm và giảm ngứa, giúp vết cắn, đốt mau chóng hồi phục, chứa các thành phần như Prednisolone Valerate Acetate, Crotamiton, Allantoin…. Có thể tham khảo và sử dụng sản phẩm trị ngứa viêm da do côn trùng cắn như Remos IB có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
- Trường hợp chuyển biến nặng: da phồng lên, rát, đau có thể đến mức sốc phản vệ, hoặc khi tổn thương trên diện rộng, kéo dài nhiều ngày và bé có biểu hiện mệt mỏi, sốt cao bất thường, da xuất hiện các chấm xuất huyết, mẹ cần nhanh chóng đưa bé đến ngay các bệnh viện gần nhất để được bác sĩ điều trị kịp thời.
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình