Hotline 24/7
08983-08983

HIV là bệnh gì, lây qua đường nào, có nguy hiểm không?

HIV là bệnh gì, lây qua đường nào, có nguy hiểm không là vấn đề được nhiều người quan tâm. Dưới đây là một số thông tin về bệnh HIV mà ai cũng cần nắm chắc.

HIV là bệnh gì?

HIV là loại virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người.  HIV gây tổn thương hệ thống miễn dịch của cơ thể và làm cho cơ thể không còn khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh dẫn đến chết người.

Bệnh có thể lây truyền qua quan hệ tình dục, qua đường máu hoặc truyền từ mẹ sang con trong thời kỳ mang thai, sinh đẻ và cho con bú. 



HIV là bệnh gì? Bệnh HIV lây qua đường nào?

Hiện nay, HIV có thể lây truyền quan các con đường: Qua quan hệ tình dục, qua đường máu, truyền từ mẹ sang con trong thời kỳ mang thai. Cụ thể:

- Virus HIV lây truyền qua đường máu

HIV lây truyền qua đường máu thường do một số nguyên nhân cơ bản sau:

+ Quá trình truyền lọc máu không qua sàng lọc virus HIV...

+ Nhiễm HIV do dùng chung bơm kim tiêm, kim xăm, kim xâu tai hoặc các dụng cụ sắc nhọn khác mà chưa được vô khuẩn. Những người nghiện ma túy dùng chung bơm kim tiêm nguy cơ lây nhiệm HIV là rất cao.

+ Người chăm sóc bệnh nhân nhiễm HIV có nguy cơ lây nhiễm thông qua các vết thương hở, rỉ nước hoặc tiếp xúc trực tiếp với mãu cùng dịch sinh học của người bệnh hay bị kim tiêm đâm phải tay, dao kéo cứa phải tay... do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

- Lây nhiễm HIV qua đường tình dục

Một trong những con đường lây nhiễm HIV là thông qua đường tình dục. Quá trình giao hợp sẽ xuất hiện nhiều vết xước nhỏ mà mắt thường không thể nhìn thấy được. Lúc này, virus HIV có rất nhiều trong tinh dịch và dịch âm đạo sẽ thông qua các vết xước này để đột nhập vào cơ thể.

Một số kiểu giao hợp gây nhiều xây xước ( qua đường hậu môn) sẽ có nguy cơ bị nhiễm HIV là rất cao. Theo các chuyên gia, trong quan hệ tình dục, ai là người nhận tinh dịch, người đó dễ bị nhiễm HIV hơn.

Ngoài ra, những người mắc bệnh lây qua đường tình dục mãn tính có viêm loét tỉ lệ nhiễm HIV cao gấp nhiều lần so với người bình thường. Càng quan hệ với nhiều bạn tình thì khả năng lây nhiễm HIV càng cao. Người ta tính được tần suất lây HIV qua 1 lần giao hợp là từ 0.1 - 1%.

- Lây nhiễm HIV từ mẹ sang con

Lây nhiễm HIV từ mẹ sang con là một trong 3 con đường lây truyền chủ yếu. Thường người mẹ sẽ truyền virus HIV sang người con qua bánh rau trong thời kỳ mang thai, qua máu và dịch âm đạo khi chuyển dạ đẻ và qua sữa khi cho con bú.

Khả năng người phụ nữ bị nhiễm HIV có thai có thể truyền HIV cho con là 20 - 30%.Phụ nữ bị nhiễm HIV nếu có thai sẽ bị biến chuyển thành bệnh AIDS nhanh hơn những người khác.



Các giai đoạn của bệnh HIV


Bệnh HIV được chia thành các giai đoạn như sau:

- Giai đoạn sơ nhiễm hay còn gọi là giai đoạn cửa sổ

- Giai đoạn nhiễm trùng không triệu chứng

- Giai đoạn có liên quan đến AIDS

- Giai đoạn bệnh AIDS

Nhiễm HIV có nguy hiểm không, phòng chống thế nào?

Bệnh HIV là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm, sau khi virus tấn công vào cơ thể người chúng sẽ tác động gây suy giảm miễn dịch, tấn công trực tiếp vào các tế bào bạch cầu của hệ miễn dịch. Sau một thời gian, cơ thể con người sẽ bị mầm bệnh tấn công và sinh ra các chứng bệnh nguy hiểm dẫn tới cái chết.

Để phòng, chống lây truyền HIV mỗi nữ thanh niên trong độ tuổi sinh đẻ (từ 18 đến 35 tuổi) cần biết:

- Trước khi kết hôn, trước khi định có thai nên đi xét nghiệm HIV để được tư vấn.

- Khi đã bị nhiễm HIV, tốt nhất không nên có thai, nếu đã có thai nên đi phá thai sớm. Nếu vẫn quyết định đẻ, nên đến các cơ sở sản khoa để được tư vấn sâu hơn và xem xét khả năng sử dụng một số thuốc làm giảm nguy cơ lây truyền HIV từ người mẹ sang người con.

- Thực hiện lối sống lành mạnh, quan hệ thủy chung một vợ một chồng hoặc chỉ quan hệ tình dục với một bạn tình duy nhất; sử dụng bao cao su đúng phương pháp, ngay từ đầu và trong suốt thời gian giao hợp để phòng lây nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

- Trong quá trình truyền máu cần đảo đảm 100% các chai máu được sàng lọc HIV trước khi truyền, cũng như kiểm tra tình trạng nhiễm HIV của những người cho máu trước khi lấy máu.

- Khi thực hiện tiêm chích, châm cứu, các thủ thuật qua da, thực hiện thụ tinh nhân tạo....phải bảo đảm các dụng cụ được tiệt khuẩn. Tuyệt đối phòng ngừa hiện tượng lây chéo xảy ra trong chăm sóc dịch vụ y tế.

Xét nghiệm HIV ở đâu?

Tùy theo địa phương nơi bạn đang sống và theo nguyện vọng bạn có thể đến phòng xét nghiệm của Trung tâm y tế dự phòng các tỉnh, thành phố hoặc Khoa huyết học của các bệnh viện tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Bệnh viện da liễu, phòng xét nghiệm của Viện vệ sinh dịch tễ học Trung ương, Viện Pasteur TPHCM, Viện vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, Viện Pasteur Nha Trang. Các thông tin về bạn luôn được các cơ sở y tế giữ bí mật.

Theo Phương Anh - Gia đình mới

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X