Hotline 24/7
08983-08983

Hạn chế nấm kẽ chân

Chân tôi hôm nào cũng rửa sạch, thay tất mới, nhưng sao vẫn rất hôi? Các kẽ ngón chân thỉnh thoảng lại mọc một vài mụn nhỏ, đôi khi có mủ...

Chân tôi hôm nào cũng rửa sạch, thay tất mới, nhưng sao vẫn rất hôi? Các kẽ ngón chân thỉnh thoảng lại mọc một vài mụn nhỏ, đôi khi có mủ, phải uống kháng sinh mới hết. Tôi mắc bệnh gì vậy, cách chữa thế nào.

Trần Thu Hiền (Hải Dương)


Với những mô tả trên rất có thể bạn đã bị nấm kẽ chân. Nấm kẽ chân khi mới nhiễm không có dấu hiệu gì đặc biệt, thường bắt đầu ở giữa ngón 4 và ngón 5, sau mới lan rộng sang các khe khác và ở cả hai bên.

Sau một thời gian, nấm kẽ chân sẽ gây ngứa nhiều, phải gãi mạnh nên dễ nhiễm khuẩn, mưng mủ. Lúc này bệnh nhân vừa ngứa vừa đau nên ngại làm vệ sinh tại chỗ, khiến bệnh ngày càng nặng thêm; mỗi lần bội nhiễm có thể bị sốt, nổi hạch ở bẹn.

Với trường hợp nhiễm nấm kẽ chân, ngoài uống thuốc, bệnh nhân cần vệ sinh chân thật sạch theo cách sau: Ngâm chân mỗi ngày 1-2 lần vào thuốc tím pha thật loãng 1/4.000. Nước ngâm chân càng nóng càng tốt. Mỗi lần ngâm chân từ 20-30 phút. Trong khi ngâm chân, nên dùng ngón tay hoặc khăn mềm kỳ cọ mạnh bàn chân, đặc biệt là các kẽ ngón chân để làm bong hết các lớp da chết và các chất tiết của chân.

Sau khi ngâm chân, dội sạch lại bằng nước ấm có pha thuốc tím rồi lau khô bằng khăn đã được tiệt khuẩn (hấp, luộc). Tiếp theo mới bôi thuốc diệt nấm (theo chỉ định của bác sĩ). Việc dùng thuốc chữa nấm cần liên tục để tránh tái phát.

AloBacsi.vn
 Theo BS. Vũ Thu Dung - Sức khỏe & Đời sống

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X