Người bán có thể biết điều đó nhưng vì lợi nhuận, đã cố tình không nói rõ nên người mua không mua đúng thứ mình cần.
Hà thủ ô trắng không có tác dụng bồi bổ
Loại hà thủ ô tốt
nhất cho sức khỏe là hà thủ ô đỏ (còn gọi là hà thủ ô thật). Theo y học
cổ truyền, hà thủ ô đỏ có vị đắng, ngọt, có tác dụng bổ can thận, bổ
tinh ích huyết.
Sau khi chế biến, hà thủ ô đỏ có tác dụng bồi
bổ, phục hồi cơ thể bị các chứng như suy nhược, lưng gối mỏi đau, váng
đầu, hoa mắt, tóc bạc sớm, huyết áp cao, xơ cứng động mạch, thần kinh
suy nhược.
Bằng mắt thường, củ
hà thủ ô đỏ có dạng gần giống củ khoai lang với mặt ngoài màu nâu đỏ có
nhiều chỗ lồi lõm, thể chất cứng chắc, rất khó bẻ. Mặt cắt ngang có lớp
vỏ bần màu nâu sậm, lớp bên trong màu hồng có nhiều bột, ở giữa thường
có lõi gỗ cứng. Bột có màu nâu hồng, không mùi, vị đắng chát.
Cũng là hà thủ ô
nhưng nếu là hà thủ ô trắng thì có mùi thơm nhẹ, vị đắng chát, nhiều
nhựa mủ trắng trên thân lá (nên còn được gọi là dây sữa bò, cây vú bò).
Củ hà thủ ô trắng khô chắc, thịt trắng, nhiều bột, mùi thơm. Trong củ hà
thủ ô trắng có chứa tinh bột, chất nhựa mủ, chất chát - hoạt chất hiện
nay chưa rõ.
Củ hà thủ ô đỏ (trái trên). Phiến hà thủ ô đỏ (phải trên). Củ nâu (trái dưới). Phiến củ nâu (phải dưới)
Theo kinh nghiệm
dân gian, hà thủ ô trắng được dùng chữa cảm mạo, sốt nóng, viêm ruột,
tiêu chảy, viêm thận mạn tính và làm thuốc lợi sữa, tuy nhiên không có
tác dụng bồi bổ cơ thể như hà thủ ô đỏ. Khi sử dụng cần ngâm trong nước
vo gạo một đêm rồi vớt ra rửa sạch, phơi khô.
Thường dùng ở dạng
thuốc sắc (mỗi ngày 16 g đến 20 g, chia 2 đến 3 lần uống trong ngày)
hoặc dùng ở dạng cao lỏng, ngâm rượu. Tuy nhiên, cần chú ý khi sử dụng
cho những người già và trẻ em vì hà thủ ô trắng có thể gây xót ruột và
táo bón.
Củ nâu có thể gây táo bón
Loại củ đang được
sử dụng nhiều nhất để làm giả củ hà thủ ô chính là củ nâu (còn gọi là hà
thủ ô giả). Đặc điểm để dễ nhận diện củ nâu là ở chỗ phiến thường dày
khoảng 1 đến 3 mm, màu nâu hồng hay nâu tím.
Cũng có thể gặp
loại phiến hình hơi tròn hay bầu dục, thường cong queo, lớp bề ngoài hơi
sần sùi hay có xơ gai nhỏ bị cắt ngang hay dọc, phân bổ đều khắp bề mặt
phiến. Thể chất cứng, khó bẻ, vị rất chát, chua và se, tính bình, không
độc.
Củ nâu cũng có tác
dụng trong thanh nhiệt, sát trùng, cầm máu, hoạt huyết, cầm tiêu chảy.
Tuy nhiên, hoạt chất tanin có nhiều trong củ nâu có thể gây táo bón,
dùng lâu ngày sẽ gây tích tụ chất độc trong cơ thể và hại gan, thận, dân
gian chỉ thường dùng nhuộm vải chứ không làm thuốc.
Cách sử dụng hà thủ ô Hà thủ ô đỏ trước khi sử dụng thường được chế biến như sau: ngâm nước vo gạo đặc một ngày đêm, vớt ra rửa sạch, để ráo.
|