Giúp trẻ biết nói sớm
Giữa khoảng 12 đến 30 tháng tuổi là thời điểm bùng nổ phát triển ngôn ngữ của trẻ. Thế nên hãy giúp đỡ trẻ trong quá trình làm chủ ngôn ngữ này.
Hàng ngày
Hãy cố gắng nói chậm, sử dụng các từ thích hợp, chuẩn (không dùng từ lóng, trừu tượng) và đa dạng hóa vốn từ vựng của bạn.
Ví dụ, khi mặc quần áo, hãy miêu tả trang phục của trẻ như giầy, màu quần áo… Như vậy, trẻ sẽ có mối liên hệ nhanh hơn giữa từ ngữ và đồ vật.
Vần điệu và bài hát
Bạn nên dành thời gian để hát với trẻ. Trẻ sẽ bắt chước bạn ngay cả khi không hiểu hết các từ. Khi đã quen với vần điệu, hãy để trẻ hát tiếp những từ bị bỏ dở để kết thúc câu hát. Dần dần, cho trẻ nhắc lại câu một cách đầy đủ. Trẻ sẽ sớm hát được một mình.
Lợi ích của sách
Những hình ảnh và sách truyện là các công cụ tốt để đánh thức khả năng ngôn ngữ của trẻ. Hãy đọc cho trẻ nghe, đồng thời chỉ cho trẻ tất cả các đồ vật trong hình. Yêu cầu trẻ kể phần kết của câu chuyện và giải thích cho trẻ những từ khó.
Đây là một quá trình tương tác giữa bạn và trẻ. Và nhất là, hãy cố gắng để đây là khoảng thời gian chia sẻ niềm vui cùng nhau, không phải làm việc.
Từ ngữ của trẻ
Ai khi mới bắt đầu học nói cũng có những lỗi nhỏ và có những từ ngữ sáng tác thêm. Đừng chế giễu trẻ, cũng đừng lặp lại một cách hệ thống. Đó là phương pháp tốt nhất để trẻ quên đi những lỗi nhỏ về từ vựng. Bạn cần cố gắng ra vẻ không có gì và lặp lại từ bị nói sai bằng cách cải chính.
Nếu trẻ nói “con phó”, hãy chữa lại “ừ, bố (mẹ) vừa nhìn thấy con chó, nó rất đẹp phải không con?”. Dần dần, trẻ sẽ phát âm chính xác. Nếu trẻ chưa làm được điều đó cũng đừng ép. Chắc chắn, đó là do bộ máy cấu âm của trẻ chưa được hoàn thiện để phát âm đúng.
Nói với trẻ như với một người lớn
Khi 2 tuổi, trẻ sẽ dần kết hợp được động từ và từ. Nếu trẻ nói “muốn chơi búp bê”, bạn nên nhắc lại với trẻ cả câu bằng cách đặt câu hỏi “Con muốn chơi với búp bê của con có phải không?”. Sau đó, đặt ra câu hỏi cho trẻ như “Con muốn chơi với gì nhỉ?”.
Để cho trẻ nói
Vào bữa ăn, hãy để cho trẻ nói. Bạn cần lôi kéo trẻ tham gia vào những cuộc trò chuyện của người lớn. Trẻ sẽ cảm thấy mình lớn hơn và sẽ tận dụng điều đó để kể cho bạn nghe chuyện của mình
. Hãy vờ như không có gì khi trẻ mắc những lỗi nhỏ và điều đó sẽ giúp trẻ tự tin hơn về bản thân.
Đừng chủ quan khi trẻ chậm nói
Khoảng 3 tuổi, nếu con bạn chưa nói được những câu nhỏ gồm hai từ, bạn sẽ đặt ra các câu hỏi tại sao.
Khi ấy, bạn nên tham khảo bác sĩ để phát hiện bất kỳ vấn đề nào có thể xảy ra với tai hoặc bộ phận khác. Sự cẩn thận không bao giờ là quá thừa.
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình