Giải pháp cho mẹ khi trẻ bị hăm tã nặng, nổi mụn nước
Hăm tã là tình trạng không còn xa lạ với các mẹ, đặc biệt là những bé thường xuyên đóng bỉm. Tuy nhiên, khi hăm tã trở nên nghiêm trọng hơn với biểu hiện mẩn đỏ, nổi mụn nước hay trợt loét da. Đây thật sự là một vấn đề gây lo lắng với nhiều ba mẹ, không chỉ ảnh hưởng đến làn da non nớt của bé mà còn làm bé quấy khóc, khó chịu. Vậy làm sao để mẹ có thể giúp bé vượt qua tình trạng hăm tã nặng? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này!
Nhận biết tình trạng hăm tã nặng ở trẻ
Hăm tã ở trẻ được chia làm ba mức độ chính: Nhẹ - Trung bình - Nặng. Mức độ nhẹ là con bắt đầu xuất hiện các vết ban đỏ, ở mức độ trung bình con có thêm các mụn nước và cảm giác đau ngứa rát. Và mức độ nặng thì con có tình trạng phỏng nước kèm trợt loét da.
Khi hăm tã chuyển sang giai đoạn nặng, bé sẽ có những dấu hiệu rõ rệt hơn, bao gồm:
- Vùng da bị đỏ đậm, lan rộng hơn: Tình trạng này khác hẳn với những nốt đỏ thông thường mà bé có thể bị do đóng bỉm quá lâu.
- Xuất hiện mụn nước hoặc phỏng nước: Đây là dấu hiệu báo động cho thấy da bé đã bị tổn thương khá nghiêm trọng và đang gặp tình trạng nhiễm khuẩn chéo
- Trợt loét da, mưng mủ: Tình trạng hăm lúc này của con bị trợt loét dấu hiệu của bội nhiễm da cần được hỗ trợ chăm sóc kịp thời.
Những dấu hiệu này có thể khiến bé cảm thấy rất khó chịu, từ đó quấy khóc, ngủ không ngon giấc và ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện của bé.
Nguyên nhân dẫn đến hăm tã nặng, mụn nước ở trẻ
Hiểu rõ nguyên nhân gây ra tình trạng hăm tã nặng sẽ giúp mẹ có cách phòng ngừa và xử lý hiệu quả hơn. Nguyên nhân chủ yếu gây hăm tã ở trẻ như:
- Đóng bỉm quá lâu: Khi bé không được thay bỉm thường xuyên, sự tiếp xúc kéo dài giữa da với phân và nước tiểu sẽ gây kích ứng, làm yếu đi hàng rào bảo vệ của da. Nếu da đã bị tổn thương, việc đóng bỉm quá lâu sẽ là nguyên nhân hàng đầu làm nặng hơn tình trạng hăm tã của bé.
- Sử dụng bỉm không đảm bảo: Sử dụng loại bỉm không đảm bảo độ thoáng khí hoặc không có khả năng thấm hút tốt khiến vùng da đóng bỉm dễ bị bí bách, dẫn đến hăm tã.
- Vệ sinh chưa đúng cách: Sử dụng các sản phẩm vệ sinh có hóa chất hoặc chất tẩy rửa mạnh có thể làm mất cân bằng độ pH của da, dễ gây hăm tã và kích ứng.
- Dị ứng với thành phần trong kem chống hăm hoặc khăn ướt: Một số loại kem bôi hăm hoặc khăn ướt có thành phần không phù hợp với làn da nhạy cảm của bé, có thể gây ngứa và hăm nặng hơn khi dùng thường xuyên.
Cách xử trí khi bé bị hăm tã nặng, nổi mụn nước
Khi hăm tã đã trở thành nỗi ám ảnh với mẹ và bé, hãy thực hiện các bước sau để giảm thiểu nhanh chóng và an toàn:
Hạn chế tối đa việc sử dụng bỉm
Khi bé bị hăm tã nặng, đặc biệt là khi đã có mụn nước, việc đầu tiên mẹ cần làm là để vùng da bị hăm được “thở”. Hãy cho bé tạm thời không dùng bỉm trong một khoảng thời gian nhất định, đặc biệt là lúc ở nhà để vùng da được phục hồi.
Vệ sinh nhẹ nhàng
Sử dụng nước ấm hoặc nước sạch để làm sạch nhẹ nhàng vùng da bị hăm của bé. Nên thay bỉm 2 - 3 lần/ngày, không để bỉm quá lâu.
Sử dụng sản phẩm chuyên biệt cho bé bị hăm
Sau khi làm sạch da, mẹ hãy xịt một lớp xịt vệ sinh chống hăm nhẹ nhàng lên da bé để hỗ trợ phục hồi làn da bị tổn thương. Lựa chọn những sản phẩm được nghiên cứu chuyên biệt, được các chuyên gia khuyên dùng như Xịt vệ sinh chống hăm Nipcare, không chứa cồn, không chứa paraben, không chất tạo màu an toàn cho bé sơ sinh từ 0 tháng tuổi.
Sử dụng thêm các thuốc theo chỉ định của bác sĩ hoặc nhân viên y tế
Khi gặp tình trạng hăm đỏ có trợt loét, cần sử dụng thêm kháng sinh, kháng viêm hay kháng nấm theo sự chỉ định của bác sĩ hoặc nhân viên y tế để con hồi phục nhanh hơn tình trạng này.
Xịt vệ sinh chống hăm Nipcare - Giải pháp chống hăm chuyên biệt cho trẻ em Việt Nam
Xịt vệ sinh chống hăm Nipcare là giải pháp tiên tiến và hiện đại giúp mẹ chăm sóc vùng da bị hăm của bé một cách nhẹ nhàng và hiệu quả. Nipcare đặc biệt phù hợp khi trẻ bị hăm nặng, nổi mụn nước và phòng ngừa hăm tái phát nhờ vào các lợi ích vượt trội.
Trong xịt vệ sinh Nipcare có:
1. Cetrimide 0.2%: Hoạt chất kháng viêm, kháng khuẩn amoni thế hệ 4 đặc hiệu cho vùng da bị hăm tã. Trong khi các sản phẩm kem hăm thông thường trên thị trường hiện nay, chỉ chứa dưỡng ẩm thông thường, ít sản phẩm có thành phần kháng khuẩn dùng đặc hiệu cho hăm tã
2. Dexpanthenol, glycerin: Giúp làm dịu da, giảm nhanh các triệu chứng đau, ngứa, rát và tăng cường sức đề kháng tự nhiên của làn da
3. Chiết xuất lô hội, cúc la mã: Giúp dưỡng da, cân bằng độ ẩm cho làn da bé.
Khi trẻ bị hăm tã nặng, ngoài việc sử dụng xịt vệ sinh chống hăm Nipcare, ba mẹ sử dụng kết hợp với các thuốc hỗ trợ giúp con cải thiện nhanh và tốt hơn tình trạng này.
Khi bé bị hăm tã nặng, đặc biệt là khi nổi mụn nước, việc chăm sóc đúng cách đóng vai trò quan trọng giúp bé thoải mái và nhanh chóng hồi phục.
Xịt vệ sinh chống hăm có ưu điểm hơn hẳn các loại kem bôi thông thường ở chỗ mẹ không cần dùng tay chạm vào vùng mặc tã của con, giúp đảm bảo vệ sinh và tránh nhiễm khuẩn chéo.
Hy vọng rằng với những kiến thức và giải pháp như xịt vệ sinh chống hăm Nipcare, các mẹ có thể giúp bé vượt qua tình trạng hăm tã một cách dễ dàng và an toàn nhất. Hãy chọn Nipcare làm bạn đồng hành để chăm sóc bé yêu toàn diện!
Xem chi tiết sản phẩm XỊT CHỐNG HĂM NIPCARE TẠI ĐÂY: https://nipcare.vn
Hotline/Zalo: 0328 317 288
Fanpage: Nipcare - Chăm sóc chuyên biệt cho làn da mẹ bé
Tiktok: Nipcare Việt Nam
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình