Giải đáp thắc mắc về siêu âm thai nhi
Thông thường trong suốt thai kỳ, bạn chỉ nên siêu âm 3 lần ngoài những lần khác được bác sĩ yêu cầu.
1. Siêu âm là gì?
Siêu âm được sử dụng rộng rãi trong việc khám bệnh giúp chúng ta quan sát được nhiều hơn những gì mắt thường nhìn thấy. Khi được siêu âm, bác sĩ sẽ bôi một ít gel đặc biệt lên bụng bạn, sau đó di chuyển một thiết bị cầm tay (bộ chuyển đổi) trên da để truyền hình ảnh em bé trong bụng lên màn hình. Bạn có thể được yêu cầu phải nhịn đi tiểu trước khi siêu âm. Bàng quang đầy nước giúp đẩy tử cung về phía trước và cho bạn nhìn thấy hình ảnh siêu âm rõ nét hơn.
2. Ai thực hiện việc siêu âm?
Đó là những bác sĩ có chuyên ngành sẽ trực tiếp tiến hành việc siêu âm cho bạn. Sau khi hoàn thành siêu âm, một bác sĩ chuyên khoa khác sẽ xem xét lại hình ảnh và kết luận xem con bạn đang phát triển khỏe mạnh hay gặp bất cứ dấu hiệu bệnh tật gì.
Siêu âm không hề gây hại cho cả mẹ bầu và thai nhi. (Ảnh minh họa)
3. Siêu âm liệu có an toàn không?
4. Những khu vực nào trên cơ thể có thể siêu âm?
Siêu âm là một phương pháp chẩn đoán an toàn và không gây đau cho cơ thể, vì vậy bạn có thể siêu âm bất cứ bộ phận nào trên cơ thể (nhưng phổ biến nhất vẫn là những bộ phận mô mềm). Phương pháp này được sử dụng phổ biến nhất để khám bệnh ở khung chậu nữ (cả sản khoa và phụ khoa), bụng (thận, gan và túi mật) và để chuẩn đoán bệnh tim.
Một loại siêu âm khác cũng khá phổ biến là siêu âm màu Doppler - được sử dụng trong chẩn đoán mạch máu, đánh giá lưu lượng máu. Các khu vực khác như não, mắt, tuyến giáp, vú, tuyến tiền liệt và tinh hoàn nếu được sử dụng siêu âm màu Doppler cũng rất cần thiết. Phương pháp này cũng được sử dụng để nghe nhịp tim của thai nhi.
Tuy nhiên bạn không nên lạm dụng siêu âm quá nhiều. (Ảnh minh họa)
5. Tại sao phải sử dụng siêu âm trong thai kỳ?
Siêu âm được biết đến phổ biến nhất trong giai đoạn đầu, giữa và cuối thai kỳ. Lý do phải siêu âm trong thời gian mang thai là để bác sĩ xác định chính xác xem thai nhi có đang phát triển bình thường hoặc gặp bất cứ rắc rối gì. Bác sĩ cũng có thể chỉ định việc siêu âm để xác định bạn có mang thai đôi, đa thai hoặc những dị tật bẩm sinh hay không.
6. Siêu âm nên được sử dụng như thế nào?
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình