Hotline 24/7
08983-08983

Dùng thuốc cho phụ nữ mang thai mắc viêm gan B

Tôi 30 tuổi, đang mang thai cháu đầu tiên được 3 tháng, trước khi mang thai được xác định nhiễm virut viêm gan B.

Tôi xin hỏi, với bệnh viêm gan B này, khi nào thì điều trị, hiện tại có thể sử dụng các loại thuốc nào, làm thế nào để phòng lây nhiễm sang con?

(Trần Thị Hoa - Hải Dương)

Việc nhiễm virut viêm gan B (HBV) ở mẹ có thể xảy ra trước khi có thai hoặc đang trong quá trình mang thai (trường hợp này ít gặp). Việc có thai không phải là yếu tố làm cho bệnh viêm gan B ở mẹ nặng lên mà ngược lại, HBV không gây ảnh hưởng xấu cho tiến trình mang thai cũng như cho bào thai. Việc mang thai tiến triển bình thường, thai nhi phát triển tốt và không có nguy cơ bị dị dạng thai nhi. Chỉ khi mẹ bị viêm gan B nặng ở 3 tháng cuối của thai kỳ thì mới có nguy cơ sinh non.

Mục đích điều trị viêm gan B mạn tính là làm sạch virut, cải thiện quá trình viêm và hoại tử tế bào gan. Tuy nhiên, để điều trị viêm gan B mạn tính có kết quả và thành công là một vấn đề hết sức nan giải.

Hiện nay, việc điều trị viêm gan B mạn tính cho người trưởng thành được tiến hành khi có các yếu tố sau:

HBsAg (+) ở cả 2 lần xét nghiệm cách nhau ≥ 6 tháng.

Men gan (ALT) cao ≥ 1,5 lần giới hạn bình thường ở cả 2 lần xét nghiệm cách nhau ≥ 6tháng.

Nồng độ HBV DNA ≥ 105 copies/ml với bệnh nhân có HBeAg dương tính hoặc HBV DNA ≥ 104 copies/ml với bệnh nhân có HBeAg âm tính.

Thông thường, với phụ nữ có thai, cần có sự cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ mỗi khi dùng thuốc. Tuy nhiên, theo khuyến cáo mới nhất của Hội nghị Gan mật quốc tế tổ chức tại San Diego - Hoa Kỳ ngày 19 - 22/5/2012: với các đối tượng đặc biệt như phụ nữ mang thai bị nhiễm HBV cần cân nhắc điều trị. Phụ nữ mang thai mà số lượng virut cao, vào 3 tháng cuối của thai kỳ có thể điều trị kháng virut để làm hạ thấp lượng virut, giảm khả năng lây cho con. Thuốc có thể sử dụng là tenofovir, telbivudine. Nếu lượng virut thấp có thể dùng lamivudin.

Để dự phòng tích cực cho trẻ sau khi sinh cần phải tiêm HBIG (hepatitis B immune globulin) và mũi 1 vắc-xin càng sớm càng tốt (đặc biệt hiệu quả trong vòng 12 giờ sau khi sinh). Sau đó vẫn tiến hành tiêm 3 mũi vắc-xin phòng viêm gan B còn lại cho bé vào các tháng tiếp theo như chỉ định tiêm vắc-xin với trẻ bình thường. Khi thực hiện đầy đủ như trên sẽ làm giảm hơn 90% nguy cơ lây nhiễm từ mẹ sang con.

AloBacsi.vn (Theo Sức khỏe & Đời sống)

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X