Đừng nhầm lẫn triệu chứng COVID-19, cảm cúm và viêm mũi dị ứng
Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, chỉ với những triệu chứng thường gặp như nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi… cũng khiến chúng ta bối rối, liệu đó là COVID-19, cảm cúm hay viêm mũi dị ứng?
1. Giao mùa, nguy cơ bệnh chồng bệnh
Mùa Đông năm nay ở Việt Nam đến sớm hơn và khắc nghiệt hơn. Vì thế, trong bối cảnh dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, các chuyên gia lo lắng về tình trạng “đại dịch kép” giữa cúm mùa và COVID-19.
Đồng thời, khi giao mùa, trời trở lạnh hay ấm lên cũng là yếu tố thuận lợi để thúc đẩy bệnh viêm mũi dị ứng tái phát dữ đội. Sở dĩ thời tiết thay đổi làm gia tăng tình trạng viêm mũi dị ứng là bởi khi đó nhiệt độ và độ ẩm trong không khí giảm đột ngột, khiến niêm mạc mũi bị kích thích, dẫn đến tình trạng sưng viêm và phát sinh các triệu chứng như ngứa mũi, chảy nước mũi, nghẹt mũi, đau họng…
Hơn nữa, khi giao mùa, phấn hoa, nấm mốc có thể sản sinh nhanh chóng và gây ra dị ứng đối với người có cơ địa nhạy cảm. Yếu tố này cũng kích thích triệu chứng của viêm mũi dị ứng bùng phát. Chính vì vậy, nguy cơ “bệnh chồng bệnh” luôn hiện hữu, điều này có thể khiến hệ thống y tế một lần nữa đối mặt với áp lực.
Viêm mũi dị ứng có thể xảy ra quanh năm hoặc theo mùa, nhưng thời tiết thay đổi, độ ẩm thấp là một trong những yếu tố tác động căn bệnh này tái phát (Ảnh minh họa)
Điều đáng lo ngại là, tỷ lệ người mắc bệnh viêm mũi dị ứng ở nước ta đang có xu hướng tăng cao trong những năm gần đây. Theo thống kê tại Việt Nam, viêm mũi dị ứng chiếm khoảng 32% trong các bệnh lý về tai mũi họng. Bệnh thường tái phát nhiều lần nên gây tốn kém về thời gian và chi phí điều trị, ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc, học tập của người bệnh.
Hơn nữa, nếu không được điều trị kịp thời, viêm mũi dị ứng có thể gây ra các biến chứng: nhẹ thì niêm mạc mũi bị thoái hóa, phù nề gây nghẹt mũi, nặng hơn thì các cuốn mũi bị quá phát xen với những polyp, viêm loét vùng tiền đình mũi, viêm họng, viêm phế quản do nghẹt mũi phải thở bằng miệng, thậm chí có thể gây khởi phát cơn hen phế quản cấp trên người có tiền căn hen suyễn, làm nặng thêm tình trạng viêm mũi xoang mạn, tạo cơ hội nhiễm trùng tai giữa...
2. Sự khác nhau giữa COVID-19, cảm cúm và viêm mũi dị ứng là gì?
Viêm mũi dị ứng gây nghẹt mũi, sổ mũi nhưng không sốt như cúm và COVID-19 (Ảnh minh họa)
Nhận diện đúng các mặt bệnh là điều quan trọng để có hướng xử trí, điều trị kịp thời, tránh những biến chứng đáng tiếc xảy ra. Trong khi dị ứng là do các dị nguyên phấn hoa, bụi, mạt nhà, lông chó mèo thì cảm cúm, COVID-19 là do siêu vi (virus) gây ra.
Giữa cảm cúm và viêm mũi dị ứng triệu chứng tương tự nhau, nhưng khác biệt về thời gian. Cảm cúm thường kéo dài từ 7-10 ngày sau đó có thể khỏi bệnh, biểu hiện thường là sốt, đau nhức mình mình, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, uể oải.
Đối với viêm mũi dị ứng không chỉ dừng lại ở thời gian 7 ngày như cúm, bệnh có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng, thậm chí diễn ra dai dẳng quanh năm. Trong viêm mũi dị ứng không có sốt, biểu hiện thường là ngứa, tình trạng này không chỉ ở niêm mạc mũi mà còn ngứa lên mặt, mắt, tai, thậm chí xuống họng. Ngoài ra, triệu chứng điển hình còn kèm theo hắt hơi, nghẹt mũi, sổ mũi.
COVID-19 - nỗi lo thường trực nhất hiện nay, kể cả ở những người tiêm vắc xin cũng có những triệu chứng tương tự như viêm mũi dị ứng. Mặc dù COVID-19 cũng gây hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi nhưng có thể kèm theo các triệu chứng khác như ho, sốt, mất khứu giác, vị giác. Để chẩn đoán COVID-19, đến thời điểm hiện tại không chỉ dựa vào triệu chứng, vì có thể nhầm lẫn với rất nhiều bệnh khác, do đó đa phần phải dựa vào xét nghiệm như test nhanh hoặc RT-PCR.
3. Phòng và điều trị viêm mũi dị ứng giữa đại dịch COVID-19
Phòng và điều trị viêm mũi dị ứng đúng cách khi đại dịch COVID-19 còn phức tạp là giải pháp quan trọng bảo vệ sức khỏe hiệu quả, tránh tình trạng bệnh chồng bệnh.
Hiện, vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên, các loại thuốc điều trị có thể giúp giảm các triệu chứng của bệnh: ngứa mũi, hắt hơi, nghẹt mũi, chảy mũi, và có thể hạn chế tái phát, nâng cao chất lượng sống. Thuốc điều trị hiện nay có 4 nhóm chính, đó là:
Thuốc kháng histamin: Có tác dụng tốt với triệu chứng ngứa mũi, hắt hơi và sổ mũi. Tuy nhiên, thuốc ít có tác dụng làm giảm nghẹt mũi và thường gây buồn ngủ hoặc cảm giác ngây ngất.
Thuốc co mạch: Khi nhỏ mũi có tác dụng làm thông thoáng mũi, giúp hết ngạt mũi mau chóng. Tuy nhiên, thuốc co mạch không nên dùng kéo dài quá một tuần vì có thể gây viêm mũi do thuốc. Đặc biệt, hết sức thận trọng khi dùng thuốc co mạch ở trẻ em.
Nhóm kháng cholinergic: Chủ yếu có tác dụng giảm tiết dịch, giảm chảy nước mũi.
Corticoid dạng xịt mũi giúp cải thiện hiệu quả 4 triệu chứng chính và dự phòng tái phát viêm mũi dị ứng (Ảnh minh họa)
Thuốc chống viêm corticoid: Hiệu quả với cả 4 triệu chứng và là nhóm thuốc duy nhất có thể giúp phòng ngừa tái phát bệnh viêm mũi dị ứng này. Trong đó, corticoid dạng xịt mũi thường được lựa chọn hơn so với corticoid đường uống. Một trong những sản phẩm có kinh nghiệm sử dụng và được tin dùng đó là corticoid dạng xịt mũi chứa Budesonide.
Ưu điểm của dạng bào chế này là thuốc được phun thành những hạt nhỏ với kích thước thích hợp trực tiếp lên niêm mạc mũi nên cho tác dụng mạnh và tức thì. Đồng thời giảm rõ rệt tác dụng phụ toàn thân so với dùng thuốc đường tiêm/uống, vì vậy khá an toàn khi sử dụng trong thời gian dài, kể cả với phụ nữ mang thai, không gây tổn thương niêm mạc mũi.
Một điểm đáng lưu ý, trên thế giới đã có nghiên cứu cho thấy, những người sử dụng Corticoid xịt mũi để chữa dị ứng hoặc hen suyễn duy trì trong đại dịch còn giúp giảm nguy cơ trở nặng, nhập viện và tử vong do COVID-19 so với nhóm người không sử dụng corticoid xịt thường xuyên.
Corticoid dạng xịt mũi chứa Budesonide có thể mua tại các nhà thuốc không cần kê toa của bác sĩ. Dù vậy, khi sử dụng cần lưu ý, không tự ý ngưng thuốc ngay khi đã cải thiện. Nên sử dụng theo hướng dẫn, tối thiểu 1 tháng, để tránh tái phát triệu chứng hoặc làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh. Hiện nay, trên thế giới, nhiều chuyên gia vẫn khuyến cáo người bệnh tiếp tục sử dụng thuốc sau thời gian 1 tháng, thậm chí là 3 hoặc 6 tháng nếu người bệnh bị viêm mũi dị ứng dai dẳng.
Ngoài việc dùng thuốc, người bệnh viêm mũi dị ứng cần tránh các tác nhân gây dị ứng như: khói, bụi các loại, các mùi hắc, tránh tiếp xúc với vật nuôi có lông, tránh nhiễm lạnh... Một điều quan trọng cần nhớ là vệ sinh mũi đúng cách mỗi ngày, hoặc sau khi đi ra ngoài trở về nhà. Việc điều trị viêm mũi dị ứng cần kiên trì, có thể dùng corticoid xịt mũi kéo dài để phòng ngừa tái phát. Nếu cần, có thể tới các cơ sở y tế tái khám định kỳ để điều chỉnh liều cho phù hợp.
Chương trình này được tài trợ bởi công ty Johnson & Johnson Việt Nam
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình