Hotline 24/7
08983-08983

Đột quỵ vào mùa cao điểm, ai cần đề phòng?

Nắng nóng, thay đổi thời tiết đột ngột được xem là “mùa cao điểm” của đột quỵ, bởi những con số nhập viện vì căn bệnh này gia tăng cao hơn so với những thời điểm khác trong năm. Việc nhận diện yếu tố nguy cơ, lên kế hoạch phòng ngừa là bí quyết quan trọng để tránh xa bệnh đột quỵ.

4 nguyên nhân đưa đến đột quỵ mùa nắng nóng

Cả nước đã bước qua những ngày nắng nóng xô đổ hàng loạt kỷ lục của tháng 4, tháng 5. Mặc dù nhiều trận mưa đầu mùa xóa đi không khí oi bức, song theo dự báo, nền nhiệt dự kiến vẫn có khả năng tăng cao trong thời gian tới. Nắng nóng hay thời tiết thất thường đều là điều kiện thuận lợi làm gia tăng nguy cơ đột quỵ.

Lý giải về nguyên nhân đột quỵ tìm đến, TS.BS Đinh Vinh Quang - Trưởng khoa Nội thần kinh, BV Nhân dân 115 cho biết, thời tiết nắng nóng khiến nhiệt độ cơ thể tăng, bài tiết nhiều mồ hôi, từ đó gây mất nước. Nếu người bệnh không bổ sung kịp thời sẽ khiến máu dễ bị kết dính và lưu thông kém. Hậu quả làm tăng huyết áp, dễ hình thành cục máu đông và gây tắc nghẽn mạch máu và dẫn đến nguy cơ đột quỵ.

Nắng nóng ảnh hưởng đến sức khỏe, có khả năng đưa đến biến cố đột quỵ (Ảnh minh họa)

Trên hết, khi xuất hiện sự chênh lệch nhiệt độ cao, chẳng hạn như cơ thể chuyển từ nóng hay lạnh cấp tốc có thể gây ra tình trạng co mạch máu đột ngột, khiến cho huyết áp tăng vọt, dễ đưa đến đột quỵ.

Ngoài ra, nắng nóng còn ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn, đặc biệt là tim hoạt động kém, kèm theo sự giãn mạch dẫn đến thiếu máu nuôi não, nhất là trên người có tiền sử xơ vữa động mạch, cao huyết áp. Kiểu thời tiết này còn làm suy giảm chức năng các cơ quan, gây rối loạn giấc ngủ… và kết cục là đột quỵ ập đến.

4 nhóm người có nguy cơ đột quỵ cao và 4 triệu chứng nhận diện đột quỵ

TS.BS Đinh Vinh Quang cảnh báo, có 4 nhóm người dễ bị đột quỵ khi xảy ra sự chênh lệch nhiệt độ cao. Một là người lớn trên 65 tuổi dễ bị tổn thương vì cơ thể thích nghi với nhiệt độ chậm hơn những người khác. Hai là những người mắc các bệnh mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, thừa cân-béo phì, bệnh tâm thần, nghiện rượu.

Ba là người dân sống trong khu vực đô thị dễ bị đột quỵ do nhiệt trong một đợt nắng nóng kéo dài, đặc biệt khi có điều kiện khí quyển ứ đọng và chất lượng không khí kém. Bốn là những người lao động, vận động viên hoạt động ngoài trời trong thời tiết nắng nóng kéo dài.

Đột quỵ có thể xảy ra trên bất kỳ ai, bất kỳ độ tuổi nào (Ảnh minh họa)

Bác sĩ nhấn mạnh, nếu chẳng may xảy ra đột quỵ, điều tiên quyết là đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế có khả năng cấp cứu, điều trị căn bệnh này trong “giờ vàng” 4,5 - 6 giờ. Để làm được điều đó, cần phải nhận diện được triệu chứng của đột quỵ. Trong đó 4 dấu hiệu kinh điển và rất đặc hiệu được chuyên gia đề cập.

Đầu tiên là méo miệng, mặt bị lệch về một bên so với bên còn lại. Thứ hai là nói khó, nói không được, khó nghe hoặc không tròn vành rõ chữ. Thứ ba là cơ thể bị tê, yếu liệt nửa người, mất cảm giác so với nửa người còn lại. Thứ tư là những biểu hiện như đau đầu dữ dội, hoa mắt, chóng mặt.

4 điều nên làm để phòng ngừa đột quỵ

Phòng ngừa đột quỵ nên được thực hiện xuyên suốt, không chỉ riêng trong mùa nắng nóng hay thời tiết thất thường. Tuy nhiên, những thời điểm này cần chú ý hơn trong một số hoạt động, bao gồm tránh làm việc quá lâu dưới trời nắng nóng gay gắt, sử dụng điều hòa cần giữ nhiệt độ vừa phải, không chênh lệch quá 8 độ với bên ngoài và khi đi từ ngoài đường nóng về cần nghỉ ngơi 15-20 phút trong môi trường bóng mát trước khi vào phòng máy lạnh.

Song song đó, 4 điều chuyên gia lưu ý để phòng ngừa đột quỵ hiệu quả hơn:

- Không chủ quan với tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, bệnh tim mạch. Đây là những nguyên nhân quan trọng đưa đến đột quỵ. Vì vậy, khi có bệnh cần kiểm soát, theo dõi định kỳ với bác sĩ. Không tự ý ngừng thuốc, thay đổi thuốc khi chưa tham vấn ý kiến chuyên gia.

Thói quen ăn mặn ảnh hưởng sức khỏe người Việt (Ảnh minh họa)

- Nói không với thói quen ăn mặn, ăn quá ngọt và thức ăn chế biến sẵn, thức ăn nhanh. Trong đó, ăn mặn là vấn đề đáng lo ngại ở Việt Nam, khi luôn dùng kèm nước chấm, mắm, muối cùng các gia vị khác trong bất kỳ bữa ăn nào. Trong khi đó, WHO khuyến cáo, lượng muối tối đa một người trưởng thành có thể tiêu thụ là 5g/ ngày.

- Đừng thỏa hiệp với thuốc lá, rượu bia và thói quen ít vận động. Nên duy trì việc tập luyện thể dục thường xuyên để kiểm soát trọng lượng cơ thể, mỗi ngày ít nhất 30 phút.

- Kết hợp sử dụng sản phẩm phòng ngừa đột quỵ, với thành phần nattokinase - enzym chiết xuất từ đậu nành lên men được hơn 100 nghiên cứu trên thế giới chứng minh có khả năng làm tan các sợi tơ huyết quấn dính bất thường như các cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu não - nguyên nhân của đột quỵ.

Bên cạnh nattokinase, thành phần DHA và EPA từ Omega-3 được xem là “nhân tố” cần thiết có vai trò ngăn ngừa hình thành xơ vữa động mạch, ổn định huyết áp, ngăn ngừa hình thành cục máu đông, từ đó giúp phòng ngừa đột quỵ.

Chuyên gia khuyến cáo, nên lựa chọn sản phẩm từ đơn vị uy tín, tốt nhất là được chứng nhận bởi Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản - một tổ chức phi lợi nhuận lớn nhất thế giới chuyên nghiên cứu về nattokinase phòng ngừa Nhật Bản.

NattoEnzym DHA EPA - “chiến binh” mới chính thức gia nhập đại gia đình NattoEnzym, đạt chuẩn JNKA của Nhật Bản. Cho đến thời điểm này, DHG Pharma vẫn là đơn vị duy nhất tại Việt Nam sở hữu dấu mộc uy tín này bảo chứng cho chất lượng nattokinase.

Theo IQVA Việt Nam, NattoEnzym hiện là nhãn hiệu có doanh thu số 1 tại Việt Nam trong các nhãn hiệu phòng ngừa đột quỵ chứa nattokinase.

NattoEnzym DHA EPA giúp gia tăng công dụng phòng ngừa đột quỵ, tăng tuần hoàn máu não, ổn định huyết áp và bổ não, tốt cho cả hệ tim mạch lẫn thần kinh.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X