Hotline 24/7
08983-08983

Đối phó với chứng viêm họng

Súc miệng bằng nước muối loãng, uống chanh nóng pha mật ong hoặc trà thục quỳ, bỏ thuốc lá… có thể giúp bạn làm dịu cơn đau họng.

Điều này có thể xuất phát từ việc bạn hút thuốc lá, môi trường không khí quá khô hay do bị dị ứng. Một số phương pháp sau đây sẽ làm dịu cổ họng:

- Súc miệng bằng nước muối loãng: chỉ cần hòa tan muối vào nước ấm, súc miệng rồi nhổ ra ngoài, làm khoảng 4 lần mỗi ngày.

- Sử dụng máy tạo hơi ẩm trong phòng ngủ: giúp ngăn ngừa lớp niêm mạc cổ họng không bị khô, gây đau rát. Nếu không có máy tạo độ ẩm cho không khí, bạn hãy đặt một chậu nước ở chỗ có hơi nóng hoặc thông thoáng trong phòng để hơi nước tỏa ra, làm dịu mát không khí.

- Bỏ thuốc lá: Khói thuốc lá chính là nguyên nhân khiến lớp niêm mạc cổ họng bị kích thích cực độ.

- Thở bằng mũi thay vì bằng miệng.

- Nếu những cơn đau họng cứ tái đi, tái lại thường xuyên, bạn nên mua bàn chải đánh răng mới. Lông bàn chải chính là nơi vi khuẩn thường trú ngụ.

- Tăng cường “sức khỏe” cho hệ miễn dịch trong suốt giai đoạn có dịch cảm, cúm bằng cách bổ sung vitamine, khoáng chất, các loại thảo mộc và những dưỡng chất có lợi cho cơ thể như vitamin C và E, kẽm, ma-giê, tỏi, gừng, nấm…

Một số cách chữa trị đau họng

1. Mật ong

Có công dụng kháng khuẩn và giúp bệnh chóng khỏi, góp phần giảm sưng và mang lại cảm giác thoải mái hơn cho người bệnh. Bạn chỉ cần cho một vài muỗng mật ong vào ly nước nóng hoặc ly trà thảo dược. Nên uống nước mật ong này thường xuyên.

2. Nước chanh nóng

Ly nước chanh nóng pha kèm mật ong cũng có tác dụng xoa dịu các cơn đau họng. Cách làm rất đơn giản: chỉ cần pha thêm ít chanh vào ly nước mật ong ấm.

3. Cây bạc hà đắng

Để làm trà bạc hà đắng, bạn ngâm 2 muỗng thảo dược đã được thái nhỏ này vào 1 ly nước sôi trong khoảng 10 phút rồi lọc lấy nước uống.

4. Thục quỳ

Phần rễ của cây thục quỳ có chứa chất giúp che phủ được các tế bào trong cổ họng. Cách làm trà thục quỳ như sau: cho 2 muỗng thục quỳ khô vào 1 ly nước, đun sôi trong vòng 10 phút rồi lọc lại và uống từ 3 đến 5 ly / ngày.

5. Bổ sung vitamin C 3 lần/ngày

Nếu cổ họng bị đau do cảm, cúm hoặc bị liên cầu khuẩn, vitamin C sẽ giúp tăng sức đề kháng và chống lại sự viêm nhiễm.

6. Tỏi

Đây cũng là một phương thuốc dân gian truyền thống giúp chống lại các bệnh nhiễm trùng. Tỏi khô có khả năng kháng khuẩn và khử trùng hiệu nghiệm.

7. Thuốc bổ sung kẽm

Những người bổ sung loại thuốc bổ có chứa khoảng 13 mg kẽm trong vòng 2 giờ mỗi lần (3 - 4 ngày) thì sẽ hết bị đau họng nhanh hơn. Tuy nhiên, nếu cơ thể dư thừa kẽm thì khả năng miễn dịch cũng bị suy yếu đi. Do đó, bạn không nên sử dụng thuốc bổ sung trong thời gian dài.


AloBacsi.vn
TheoPhụ nữ/Besthealthmag

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X