Hotline 24/7
08983-08983

Đôi chân: “Đặc khu” giữ gìn sức khỏe cho cơ thể

Chân là con tim thứ 2 với vô số đầu mút dây thần kinh liên quan với não, là “đặc khu” bảo vệ sức khỏe.


Để phát huy được các tiềm năng bảo vệ sức khỏe của “đặc khu” này, cần chú ý các bước sau:

 

1. Ngâm chân dưỡng sinh

Ngâm chân cũng giống như rửa chân thường ngày, nhưng có nhiều điểm không giống nhau. Khi bắt đầu ngâm không nên cho quá nhiều nước, nước đến mắt cá chân là được, nhiệt độ nước ở khoảng 40 - 50, sau khi ngâm một lúc, dần dần cho thêm nước tới trên khớp mắt cá, nhiệt độ nước là khoảng 60, hai chân đồng thời hoạt động, đưa qua đưa lại để làm cho nước lưu động.

Mỗi lần ngâm duy trì từ 20 -30 phút, để cho cơ thể cảm thấy được hơi nóng. Ngoài ra nếu dùng nước nóng và lạnh thay nhau ngâm chân thì có thể đạt được hiệu quả chữa trị chứng đau đàu, mất ngủ, đau tim từng cơn, viêm mũi, viêm phế quản, đau chân do bị thương vv.

2. Sưởi nắng cho chân

 

Sáng sớm hoặc chiều tà cởi hết giày tất, để hai bàn chân về hướng mặt trời sưởi nắng 20-30 phút, chuyên gia đây là biện pháp tắm trần cho chân.


Điều kỳ diệu của biện pháp này là làm cho tia tử ngoại trong ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu rọi vào lòng bàn chân, thúc đẩy toàn thân trao đổi chất, tăng nhanh tuần hoàn máu, nâng cao hoạt lực cho các cơ quan nội tạng, làm cho chức năng của các bộ phận trong cơ thể được dồi dào phát huy.


Biện pháp này có hiệu quả chữa trị khá tốt đối với các bệnh như huyết áp thấp, thiếu máu, viêm mũi, bệnh còi xương vv.

 

3. Mát-xa chân làm đẹp

 

Một số bệnh nhân mắc bệnh về da là do vi sinh vật của nguồn bệnh gây ra, ví dụ như mụn thịt, viêm nang lông, mụt nhọt, trong đó đa phần có liên quan đến rối loạn chức năng hệ thống hoặc môi trường trong cơ thể mất cân bằng, ví dụ như mụn trứng cá, nám, chàm và bệnh mẩn ngứa vv.


Nghiên cứu chứng minh, lợi dụng hình thức mát-xa toàn bộ phần chân theo phương pháp phản chiếu, có thể thông qua thần kinh - dịch thể điều tiết và các cơ quan cục bộ, mô, tế bào tự động điều tiết, làm cho môi trường trong cơ thể đạt được cân bằng, từ đó đạt được hiệu quả chữa trị nhất định.


Cách làm cụ thể là mỗi lần rửa chân thì mát-xa toàn bộ phần chân 1-2 lần, mỗi lần khoảng 30-40 phút.

 

Có thể cách ngày mát-xa cũng được

 

4. Chân trần mạnh khỏe

 

Ở trong nhà cởi hết giày tất để chân trần đi lại, như thế có thể dành được một số lợi ích sau:


Thứ nhất: có thể luyện tập những bộ phận không tiếp đất ở lòng bàn chân, những bộ phận này lại là những điểm cột trụ trọng yếu để cân bằng cơ thể, nếu chức năng cân bằng cơ thể không mạnh, các bộ phận trong cơ thể cũng gánh vác trách nhiệm không đồng đều, như vậy sẽ làm cho chất lượng sức khỏe xuống thấp.


Thư hai: đi chân trần có thể làm cho 5 ngón chân giữ được khoảng cách thời tự do vận động nhất định chứ không phải dính chặt vào nhau như đi giày đi tất. Chính vì các động tác vận động hài hòa giữa các ngón chân cho nên tư thế đi của chúng ta mới thẳng đẹp, tự nhiên.


Vì vậy, chân trần luyện tập không những làm mạnh khỏe cơ thể mà còn làm đẹp thêm hình thể, dáng vóc.

 

5. Vận động ngón chân mạnh khỏe dạ dày

 

Các nhà y học Nhật bản gần đây nghiên cứu phát hiện, thường xuyên vận động ngón chân có thể làm mạnh khỏe dạ dày. Lý luận kinh lạc cho rằng, kinh lạc của dạ dày là nằm giữa ngón chân thứ 2 và thứ 3, nguồn huyệt của dạ dày cũng nằm ở vị trí đốt ngón chân.


Vì vậy, ngón chân thứ 2 và thứ 3 to, thô thì có tính đàn hồi, linh hoạt. Ngoài ra, người có chức năng dạ dày mạnh, khi đứng thẳng thì ngón chân cũng bám rất chắc.

 

Người có chức năng dạ dày yếu thì nên thường xuyên luyện tập ngón chân. Mỗi ngày để dành ra một ít thời gian, luyện tập dùng ngón chân thứ 2 và thứ 3 gắp đồ vật, hoặc khi ngồi, nằm đều có ý thức hoạt động ngón chân, cứ như thế, chức năng dạ dày sẽ dần dần mạnh khỏe lên.

 

6. Đấm chân luyện tập sức khỏe

 

Dùng một cây gậy đấm lưng đấm nhẹ lên lòng bàn chân, mỗi lần khoảng 50-100 cái, làm cho chúng ta có cảm giác nhức, tê, nóng, sưng, lần lượt đấm từ chân trái rồi chân phải. Thông qua đấm chân để kích thích hậu tố thần kinh dưới chân, thúc đẩy tuần hoàn máu, có thể đạt được hiệu quả khỏe mạnh và phòng chống bệnh tật.

 

7. Lắc chân giải tỏa mệt mỏi

 

Nằm ngửa, hai chân nhắc lên cao, sau đó lắc đi lắc lại hai chân, cuối cùng chuyển động một cách có tiêt tấu giống như đạp xe đạp, mỗi lần làm từ 5-6 phút. Cách này có thể thúc đẩy toàn thân tuần hoàn máu, giải tỏa cảm giác mệt mỏi.

 

8. Cọ xát chân thư giãn gân cốt

 

Bỏ giày, đặt một vật hình tròn to như quả bóng tennis vào lòng bàn chân, chuyển động qua lại 1-2 phút, như thế có thể giúp cho chúng ta phòng chống chuột rút ở chân hoặc mệt mỏi quá độ.

 

9. Ấm chân phòng bệnh

 

Hàn lạnh bắt đầu từ chân, cho nên mùa đông chúng ta phải đặc biệt chú ý. Lòng bàn chân cách xa tim, lượng máu cung ứng ít, bề mặt có liên kết với thần kinh của đường hô hấp trên, đặc biệt là có liên kết chặt chẽ với niêm mạc mũi. Vì vậy không nên xem nhẹ giữ ấm cho chân, nếu không sẽ dễ bị cảm, trúng gió.

 

10. Chăm sóc chân đánh đuổi bệnh

 

Móng chân chỉ cần một chút là có thể bong ra khỏi ngón và vùng đó có thể sẽ bị viêm nhiễm do vi khuẩn. Phương pháp giải quyết tức là thường xuyên cắt móng chân để tránh móng chân bị gãy đột ngột. Ngoài ra, khi cắt móng chân không nên để móng chân nhọn, hai bên móng cũng không nên cắt quá ngắn, nếu không móng chân sẽ châm vào da và ảnh hưởng đến sự phát triển của thịt móng phía trong.

 

Theo Dương Hằng - Dân trí/39net

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X