Điều trị viêm mũi dị ứng, đâu là thuốc lựa chọn đầu tay, hiệu quả và ít tác dụng phụ?
Trong buổi sinh hoạt chuyên môn diễn ra vào ngày 15/12/2022, Khoa Tai mũi họng - Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn đã cung cấp, cập nhật kiến thức về một căn bệnh ngày càng có xu hướng gia tăng trong bối cảnh môi trường và lối sống hiện đại ngày nay, đó là viêm mũi dị ứng.
1. Hắt hơi, chảy mũi, ngạt mũi: “Tam chứng” điển hình của viêm mũi dị ứng
Chuyên gia tham gia báo cáo - ThS.BS Nguyễn Thị Diệp Anh - Khoa Tai mũi họng - Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn nhận định, ngày nay việc chẩn đoán viêm mũi dị ứng (hay còn gọi là viêm mũi xoang dị ứng) đã rất dễ dàng nhưng việc tìm ra nguyên nhân dị ứng còn nhiều khó khăn.
Đây là tình trạng quá mẫn của niêm mạc mũi với nhiều dị nguyên khác nhau thông qua trung gian IgE. Tình trạng nhạy cảm với các dị nguyên bên ngoài môi trường có thể gặp khi trẻ trên 2 tuổi. Vấn đề là, dị nguyên gây bệnh rất đa dạng và phong phú. Từ bụi nhà (hỗn hợp của nhiều dị nguyên như lông chó mèo, thú nhồi bông…); côn trùng (ong, kiến, gián, nhện…); vật nuôi (ngựa, bò, chim, cá…); đến thức ăn (thịt gà, tôm cua, ghẹ, trứng….) và phấn hoa đều có thể gây ra viêm mũi dị ứng.
ThS.BS Nguyễn Thị Diệp Anh chia sẻ về những cập nhật mới trong chẩn đoán, điều trị viêm mũi dị ứng
ThS.BS Nguyễn Thị Diệp Anh nhấn mạnh rằng, thông thường triệu chứng của dị ứng sẽ gợi ý cho chẩn đoán. Trong đó, quan trọng nhất là khai thác “tam chứng” của viêm mũi dị ứng bao gồm hắt hơi, chảy mũi, ngạt mũi. Trên hình ảnh nội soi mũi xoang có thể có dịch xuất tiết trong và niêm mạc mũi phù nề, nhợt. Quan trọng nhất là hỏi kỹ về bệnh sử như tiền sử hen, nổi mề đây, chàm, phù Quink, dị ứng thức ăn, hoặc tiền sử gia đình để chẩn đoán viêm mũi dị ứng.
Song song đó có thể kết hợp với các cận lâm sàng như tìm bạch cầu ái toan trong nước mũi, test da với nhiều loại dị nguyên khác nhau hoặc tìm yếu tố dị nguyên qua xét nghiệm định lượng kháng thể IgE.
2. Thuốc kháng dị ứng đường uống là chọn lựa đầu tay trong điều trị viêm mũi dị ứng
Theo ThS.BS Nguyễn Thị Diệp Anh, viêm mũi dị ứng được phân thành 4 loại. Trong đó, viêm mũi dị ứng gián đoạn thời gian xảy ra triệu chứng dưới 4 ngày/ tuần hoặc kéo dài dưới 4 tuần. Viêm mũi dị ứng dai dẳng, thời gian xảy ra triệu chứng hơn 4 ngày/ tuần và kéo dài trên 4 tuần. Ngoài ra, viêm mũi dị ứng nhẹ, các triệu chứng ít/ không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Trong khi đó, viêm mũi dị ứng trung bình - nặng, bệnh nhân bị mất ngủ, nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi, chảy nước mắt gây khó chịu, ảnh hưởng đến các hoạt động trong ngày.
Vì vậy, việc điều trị viêm mũi dị ứng càng sớm càng tốt, với hai mục đích, một là trong ngắn hạn (trước mắt) để ngăn chặn hiện tượng viêm, giảm triệu chứng và hai là xây dựng chiến lược lâu dài giúp giảm hiện tượng viêm và kiểm soát triệu chứng (bằng cách phòng tránh, thuốc, miễn dịch trị liệu).
Chuyên gia khuyến cáo, trong điều trị viêm mũi dị ứng, với các thể nhẹ và không thường xuyên hoặc thể trung bình, nặng; nhẹ - dai dẳng và nặng - dai dẳng, các thuốc đầu tay được sử dụng gồm có thuốc kháng histamin uống thế hệ mới không gây buồn ngủ, corticoid tại chỗ, các thuốc co mạch. “Cùng với đó là giảm nghẹt mũi tại chỗ với những trường hợp mới dưới 10 ngày hoặc sử dụng thuốc giảm nghẹt mũi đường uống. Quan trọng nhất là tìm được dị nguyên và tránh kích thích. Cao hơn nữa là điều trị miễn dịch chuyên biệt” - ThS.BS Nguyễn Thị Diệp Anh nói.
Trong bài báo cáo, về việc sử dụng thuốc trong điều trị viêm mũi dị ứng, chuyên gia đề cập cụ thể đến thuốc kháng histamin thế hệ mới và corticoid (dạng xịt và uống). Về thuốc kháng histamin thế hệ mới trong điều trị viêm mũi dị ứng, theo ThS.BS Nguyễn Thị Diệp Anh cần đạt các yêu cầu lý tưởng.
Đó là không gây buồn ngủ; đường dùng tác dụng nhanh, kéo dài trong 24 giờ; Dùng 1 lần trong ngày; Không tương tác với thuốc khác, thức ăn, đồ uống; Thêm tác dụng chống viêm và kháng dị ứng khác; Có thể tăng liều tùy chỉ định cần thiết. Ngoài ra, thuốc không gây ảnh hưởng tới thần kinh trung ương (an toàn trên lái xe, phi công); Không chuyển hóa qua gan; An toàn và hiệu quả khi dùng lâu dài; An toàn trên trẻ em.
Đại diện Nhãn hàng Telfor tặng hoa cho BS.CK1 Nhâm Tuấn Anh - Trưởng khoa Tai mũi họng - Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn
Về thuốc corticoid gồm dạng xịt tại chỗ và đường uống. Trong corticoid xịt mũi tại chỗ, hiện tại trên thị trường phân làm 4 loại, đó là Budesonide; Fluticasone propionate, Fluticasone furoate, Mometasone.
“Với mỗi loại sẽ có chỉ định và chống chỉ định phù hợp. Với trẻ em trên 6 tuổi có thể dùng Budesonide, trên 4 tuổi có thể sử dụng dùng Fluticasone propionate. Trẻ nhỏ hơn (từ 2 tuổi trở lên) có thể dùng Mometasone. Đối với phụ nữ có thai có thể sử dụng Budesonide, Fluticasone propionate; trong khi đó cần thận trọng với Fluticasone furoate và Mometasone” - ThS.BS Nguyễn Thị Diệp Anh khuyến cáo.
Về corticoid đường uống có nhiều tác dụng phụ hơn đường xịt tại chỗ, do đó chuyên gia lưu ý, chỉ sử dụng thời gian ngắn 7-14 ngày, thận trọng ở bệnh nhân đau dạ dày, cao huyết áp, tiểu đường, phụ nữ mang thai.
Cuối cùng, ThS.BS Nguyễn Thị Diệp Anh cho rằng, viêm mũi dị ứng còn thách thức với bác sĩ Tai mũi họng do xác định dị nguyên khó khăn, bệnh có tính tái phát dai dẳng. Ô nhiễm môi trường là vấn đề chính làm bệnh viêm mũi dị ứng càng ngày nhiều và khó điều trị.
“Thuốc kháng dị ứng đường uống là chọn lựa đầu tay, hiệu quả, tiện lợi, ít tác dụng phụ. Lưu ý, cần tuân thủ đúng phác đồ để tránh kháng thuốc và nhiều tác dụng phụ” - chuyên gia nhấn mạnh.
Đại diện Nhãn hàng Telfor trao đổi cùng các chuyên gia Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn về tính hiệu quả, an toàn của hoạt chất fexofenadin trong Telfor Trao đổi bên lề về thuốc kháng histamin thế hệ mới, các chuyên gia khoa Tai mũi họng - Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn cũng đồng tình và đánh giá cao về fexofenadin. Hoạt chất fexofenadin không chuyển hóa qua gan, vì vậy đây cũng nằm trong điều kiện lý tưởng của thuốc kháng histamin thế hệ mới. Tuy nhiên, cần điều chỉnh liều trên bệnh nhân suy thận, đặc biệt là suy thận trung bình và nặng. Hiện nay, tại Việt Nam, đại diện của hoạt chất fexofenadin đáng chú ý nhất là Telfor của Dược Hậu Giang, đạt tiêu chuẩn quốc tế Japan - GMP, hiệu quả trên các triệu chứng, không ảnh hưởng thần kinh trung ương nên ít gây buồn ngủ so với các thế hệ trước, tác dụng nhanh và tác dụng kéo dài. Telfor có 3 hàm lượng (60mg, 120mg, 180mg), dưới dạng bào chế viên nén bao phim. Telfor chỉ định dùng trong điều trị viêm mũi dị ứng, mề đay. Đối với liều uống 120mg, 180mg dùng 1 lần/ ngày hoặc dùng 2 lần/ ngày với liều 60mg. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình