Điều trị đột quỵ, khi nào làm DSA, khi nào dùng thuốc tiêu sợi huyết?
Thưa BS, có mấy dạng đột quỵ? Khi nào thì làm DSA, khi nào thì dùng thuốc tiêu sợi huyết?
+F: Face khuôn mặt của người bệnh bị méo một bên, có thể nhìn rõ khi bệnh nhân cười, nhe răng hoặc khi nói chuyện. Hãy bảo người đó cười nhe răng và quan sát khuôn mặt.
+A: Arm yếu tay chân. Đa số bệnh nhân đột quỵ sẽ có dấu hiệu yếu tay chân cùng bên (nửa bên trái hoặc nửa bên phải). Nếu có yếu liệt nửa bên cơ thể thì gần như chắc chắn bệnh nhân bị đột quỵ chứ không phải là trúng gió. Hãy bảo người đó đưa tay, chân lên và quan sát.
+S: Speech giọng nói. Người bị đột quỵ thường bị nói khó, nói không thành tiếng hay phát âm không rõ ràng. Nhất là khi nói các từ khó. Ví dụ như: tre, trung, trúc... thường là người bệnh sẽ không phát âm được. Trong trường hợp đột quỵ nặng, người bệnh không nói được và thậm chí hôn mê.
Nếu 3 triệu chứng trên xuất hiện trên cùng lúc, trên cùng một người mà trước đó khỏe mạnh thì nên nghĩ ngay đến đột quỵ. Đừng nhầm lẫn với trúng gió rồi xử trí theo cách dân gian như cạo gió, chích lễ, vắt chanh vào miệng… mà bỏ qua thời gian vàng cấp cứu đột quỵ.
Lúc này, chúng ta cần gọi cấp cứu và đến ngay bệnh viện có cấp cứu, điều trị đột quỵ gần nhất. Song song đó, trong thời gian chờ xe cấp cứu, người nhà bệnh nhân có thể sơ cứu tại nhà theo trình tự A-B-C như sau:
A (Airway - Đường thở): Quan sát xem bệnh nhân có tỉnh táo hít thở bình thường hay không, nếu bệnh nhân khó thở do tắc nghẽn đường thở thì phải tìm cách khai thông (dị vật đường thở, răng giả). Người nhà nên nới lỏng quần áo và để người bệnh nằm ở trên mặt phẳng, đầu cao khoảng 30⁰ hoặc tư thé đầu nghiêng bên nếu bệnh nhân có buồn nôn và nôn để tránh nguy cơ bị sặc do các chất tiết ra từ miệng hít vào phổi. Tuyệt đối không cho bệnh nhân ăn uống gì hoặc uống bất kỳ một loại thuốc nào khi nghi ngờ đột quỵ não.
B (Blood - Máu): Quan sát xung quanh bệnh nhân xem có bị chảy máu nơi nào hay không, các vùng xương lớn có bị biến dạng hay không (xương đùi, tay chân, vùng cổ, cột sống). Nếu có nơi chảy máu phải tiến hành băng ép tại chỗ cầm máu tạm thời. Nếu có xương gãy hãy cố định ngay, tránh di chuyển đột ngột dẫn đến bệnh nhân có thể tử vong hay nặng thêm do biến chứng sốc.
C (Circulation - Tuần hoàn): Sờ các mạch máu lớn xem có đập hay không: Mạch cảnh ở vùng cổ, mạch bẹn, mạch cổ tay… Nếu mạch đập bình thường thì di chuyển bệnh nhân nhẹ nhàng đến nơi thông thoáng, tránh bao quanh bệnh nhân quá nhiều người, nới lỏng quần áo giúp thở dễ hơn và gọi xe cứu thương.
Đột quỵ gồm 2 dạng là tắc nghẽn mạch máu não và xuất huyết não.
Hai là can thiệp nội mạch DSA dành cho người bệnh đến muộn hoặc có tắc mạch máu lớn như động mạch cảnh trong, động mạch thân nền, động mạch đốt sống, những động mạch đường kính trên 20mm. Kỹ thuật này là bác sĩ sẽ đưa ống thông từ đùi lên tới não tìm nơi tắc để kéo cục máu đông ra ngoài.
Chủ tịch Hội Can thiệp Thần kinh TPHCM
Bắt đầu từ 1/6 đến hết tháng 12/2018, AloBacsi phối hợp với nhãn hàng NattoEnzym của Công ty Dược phẩm Hậu Giang mở chuyên đề “Không còn nỗi lo đột quỵ”
với tiêu chí: tư vấn - giải đáp câu hỏi hàng ngày, tổ chức các chương
trình truyền hình trực tuyến, livestreams trò chuyện với bác sĩ về các
vấn đề đột quỵ và tổ chức các sự kiện thực tế tại các TP lớn như TPHCM,
Hà Nội, Cần Thơ... Mời bạn đọc có các thắc mắc về bệnh tim mạch, nội thần kinh, đột quỵ, tai biến... gửi câu hỏi về email: tuvan@alobacsi.vn để được TS.BS Trần Chí Cường, TS.BS Lê Văn Tuấn và ThS.BS Bùi Diễm Khuê tư vấn. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình