Điều trị cơn đau trong bệnh zona: Hiệu quả cao khi kết hợp thuốc
Tổn thương do bệnh zona có thể ít ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh nhưng nỗi sợ hãi luôn ám ảnh trong đời sống của những người bị bệnh zona.
Tiếp theo là những cơn đau xuất hiện trong vòng 30 ngày kể từ khi xuất hiện các thương tổn da của zona và đau sau zona là các cơn đau kéo dài trên 30 ngày kể từ khi có thương tổn da. Tỷ lệ đau dây thần kinh sau zona là 8% sau 30 ngày và 4,5% sau 60 ngày.
Những người từ 50 tuổi trở lên có tỷ lệ đau sau zona cao gấp 15 và 25 lần so với những người trẻ tuổi và tuổi đời cứ tăng thêm 1 năm thì tỷ lệ đau sau zona sẽ tăng lên từ 9 - 12%. Các cơn đau rát bỏng và những cơn đau giật ảnh hưởng đến công tác và sinh hoạt hàng ngày, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống người bệnh.
Zona là bệnh da thường gặp với tỷ lệ bệnh nhân zona mới mắc hàng năm từ 1,5 - 3‰. Nguyên nhân
gây bệnh là Varicella Zoster virus (VZV). VZV xâm nhập dây thần kinh và hạch giao cảm. Tại đây,
virut sẽ nhân lên làm hạch rễ sau của đoạn thần kinh bị viêm cấp, hoại tử, xuất huyết, virut lan
dọc theo chiều dài ngoại vi của dây thần kinh cảm giác làm tổn thương bao Myelin, đôi khi lan cả
vào rễ thần kinh.
Sự nhân lên của virut làm tổn thương thực thể dây thần kinh gây tăng nhạy cảm
ngoại vi, đồng thời các tế bào thần kinh bị hủy hoại sẽ giải phóng các cytokin gây viêm. Tổn thương
dây thần kinh cảm giác làm xuất hiện các cơn đau lan dọc theo đường đi của dây thần kinh cảm giác
đó chi phối.
Trong thời kỳ tiền triệu, người bệnh có thể đau đầu, khó chịu, ít khi có sốt. Bệnh
khởi đầu với các triệu chứng đau nhói, có khi đau dữ dội ở các vùng da trước khi nổi tổn thương từ
1-5 ngày. Các mụn nước ban đầu căng rồi trợt loét chảy dịch và đóng vảy. Các vị trí thương tổn
thường gặp nhất là liên sườn và đầu - mặt - cổ.
Các vị trí khác ít gặp hơn như: chân, tay... Các mụn nước khô và bong vảy da trong khoảng thời gian từ 2 - 4 tuần, thường để lại sẹo nông. Các ban đỏ và mụn nước thường chỉ ở một bên cơ thể và không vượt quá đường giữa. Các tổn thương trên da và triệu chứng đau của zona rất quan trọng, giúp cho việc chẩn đoán bệnh trên lâm sàng.
Và hướng điều trị mới
Mục đích điều trị bệnh zona tập trung vào việc giải quyết thật tốt cơn đau bao gồm: Liệu pháp
kháng virut đường uống. Thuốc dùng cho những bệnh nhân zona là người lớn có chức năng miễn dịch
và chức năng thận bình thường là acyclovir, valacyclovir hoặc famciclovir trong 7 - 10 ngày.
Liệu
pháp kháng virut sẽ rút ngắn thời gian bài xuất virut, làm giảm hình thành tổn thương mới, đẩy
nhanh tốc độ liền sẹo và giảm độ nặng của các cơn đau cấp. Ngoài ra, có nhiều phương pháp điều trị
được kết hợp để giải quyết triệu chứng đau của zona. Các thuốc có thể được lựa chọn kết hợp như:
paracetamol, gabapentin...
Các vitamin B1, B6 và B12 liều cao làm
tăng khả năng hồi phục dây thần kinh. Các phương pháp điều trị giảm đau khác cũng được kết hợp như
châm cứu, điện châm, phong bế tại chỗ các thụ cảm thể ngoại vi, phẫu thuật cắt, đốt điện, phong bế
làm liệt hạch thần kinh giao cảm.
Tuy nhiên, triệu chứng đau vẫn là nỗi sợ hãi, ám ảnh với nhiều
bệnh nhân zona. Phác đồ điều trị giảm đau dây thần kinh trong zona bằng acyclovir và neurontin phối
hợp với amitriptyline đã được áp dụng tại Khoa Da liễu Bệnh viện 103 từ 5 năm nay, mang lại nhiều
kết quả khả quan cho bệnh nhân zona vì khả năng giảm đau rất tốt, trả lại giấc ngủ sinh lý cho bệnh
nhân chỉ sau vài ngày điều trị.
Một nghiên cứu năm 2011 cho thấy kết quả điều trị bệnh zona bằng
acyclovir và neurontin phối hợp với amitriptyline đạt loại tốt: 90,3%; khá: 6,5% và chỉ có 3,2%
trường hợp đáp ứng kém. Bệnh nhân ngủ tốt dần trong 5 ngày đầu điều trị và trở về bình thường sau
20 ngày điều trị. Ngoài ra, đối với các bệnh nhân trên 50 tuổi và có mức độ đau nặng, kết quả điều
trị tốt hơn phác đồ điều trị chỉ có acyclovir và neurontin.
Như vậy, phác đồ acyclovir và neurontin phối hợp với amitriptyline có hiệu quả tốt trong điều trị bệnh zona, giảm đau nhanh, cải thiện tốt giấc ngủ, nên được áp dụng rộng rãi điều trị cho bệnh nhân zona, đặc biệt bệnh nhân zona trên 50 tuổi bị đau nặng ở các cơ sở y tế.
AloBacsi.vn
Theo PGS. TS. Phạm Hoàng Khâm - Sức khỏe & Đời sống
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình