Hotline 24/7
08983-08983

Điểm danh các biến thể của virus SARS-CoV-2, chúng khác nhau thế nào?

Biến thể COVID-19 ở Anh, Nam Phi và Brazil hoàn toàn khác nhau. Chúng có thể gây bệnh nặng và thậm chí tử vong.

Theo hãng tin Huffpost, biến thể COVID-19 đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của các tờ báo trong nhiều tháng gần đây. Các bác sĩ và nhà khoa học đã mất nhiều tháng trời hy vọng có thể biết rõ được các loại virus. Tuy nhiên, không phải tất cả chúng ta cũng biết rõ về virus: virus SARS-CoV-2 đột biến liên tục ngay từ đầu đại dịch.

Nhiều báo cáo truyền thông sử dụng các từ như “sự đột biến”, “biến chủng” và “biến thể”. Tuy nhiên, những từ nêu trên lại có sự khác biệt.

Pavitra Roychoudhury, chuyên gia virus SARS-CoV-2 đồng thời là giảng viên ở khoa thí nghiệm lâm sàng và bệnh lý thuộc trường y khoa của Đại học bang Washington, cho biết: “Đột biến là tình trạng biến đổi thường xảy ra ở bộ gen của virus. Hiện tượng này có thể xảy ra trong quá trình virus tự nhân bản”.

Bà Roychoudhury nói thêm: “Biến thể là phiên bản đặc biệt mà con virus có khả năng kết hợp nhiều đột biến từ bộ gen của nó. Một biến thể sẽ trở thành biến thể gây lo ngại một khi nó bắt đầu xuất hiện nhiều hơn theo thời gian.” Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang theo dõi 3 biến thể gây lo âu: một biến thể được phát hiện ở Anh, biến thể Nam Phi và còn lại là biến thể Brazil.

Nguồn gốc virus SARS-CoV-2

Thời gian lây lan của virus: Tháng 1/2020, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên bố một loại virus “bí ẩn” gây viêm phổi tung hoành ở Vũ Hán, Trung Quốc. Một tháng sau, WHO công bố tên chính thức của con virus này là virus Corona hay SARS-CoV-2. Bệnh do virus SARS-CoV-2 gây ra chính là COVID-19.

Nhiều báo cáo cho biết loại virus nêu trên đã tung hoành mạnh trước khi các quan chức xác nhận các ca đầu tiên. Có thể con virus đã xuất hiện vào tháng 10/2019 ở Trung Quốc.

Các quốc gia đã ghi nhận số ca nhiễm COVID-19: Cho đến nay, toàn cầu đã ghi nhận hơn 110 triệu trường hợp liên quan đến COVID-19. Chỉ có một ít quốc gia chưa ghi nhận trường hợp nhiễm COVID mặc dù có nhiều nghi ngờ về vấn đề trên.

Chúng ta biết gì về con virus này: Thông tin các nhà nghiên cứu biết về chủng virus này đã được dựa trên những virus được phát hiện đầu tiên.

Hiệu quả vắc xin: Mũi tiêm Pfizer đạt hiệu quả trong việc chống bệnh có triệu chứng là 95% và hiệu quả của Moderna là 94.5%.

Các loại vắc xin không có mặc ở thị trường Mỹ bao gồm: Thương hiệu vắc xin Novavax đạt 89.3% chống bệnh triệu chứng. Hiệu suất chống bệnh triệu chứng của hãng vắc xin Johnson & Johnson đạt 66% và 85% trong việc chống bệnh trở nặng. Khả năng chống lại bệnh có triệu chứng của vắc xin Oxford-AstraZeneca đạt 70%.

Biến thể B.1.1.7 (biến thể Anh)

Biến B.1.1.7 tung hoành bao lâu: Anh đã phát hiện biến thể này vào mùa thu năm 2020.

Các quốc gia đã ghi nhận nhiều ca nhiễm gây ra bởi biến thể này: Cho đến nay, biến thể B.1.1.7 đã xuất hiện tại hơn 80 quốc gia. Nước Mỹ ghi nhận ca nhiễm biến thể B.1.1.7 đầu tiên vào 30/12/2020. Các chuyên gia tiên đoán biến thể này sẽ trở thành “vua” các biến thể vào tháng 3 năm nay.

Ta đã biết gì về biến thể này: Biến thể Anh lây lan mạnh hơn các biến thể khác. Bà Roychoudhury giải thích rằng: “Biến thể B.1.1.7 dễ lây lan hơn.”

Ban đầu, các quan chức y tế tin rằng biến thể B.1.1.7 không gây nguy cơ mắc bệnh nặng hay tử vong hơn virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên, họ đang xem xét lại biến thể này và họ tin rằng nó còn nguy hiểm hơn cả chủng ban đầu. Có lẻ biến thể vừa được nhắc đến chết người hơn vì khả năng lây nhiễm của nó có thể tăng khả năng nhập viện và tử vong cao hơn.

Bà Roychoudhury khẳng định rằng: “Đã có một số dữ liệu cho biết nó có thể làm bệnh trầm trọng hơn hay không. Tuy nhiên, không phải ai cũng đồng ý về quan điểm này.”

Hiệu quả của vắc xin kháng biến thể: Công ty Pfizer và Moderna hiện đang chế tạo liều vắc xin tăng cường để chống lại biến thể B.1.1.7 và các biến thể tương lai.

Vắc xin Novavax, Johnson & Johnson và Oxford-AstraZeneca dường như có thể chống lại biến thể này khá tốt.

Biến thể B.1.351 (biến thể Nam Phi)

Liệu biến thể B.1.351 sẽ còn tác hại đến bao giờ: Biến thể Nam Phi được phát hiện vào tháng 10/2020.

Từ lúc biến thể này được phát hiện vào tháng 10 năm ngoái, các quốc gia đã ghi nhận nhiều ca nhiễm do biến thể này gây ra: cho đến nay, 24 quốc gia xác nhận nước họ đã xuất hiện chủng B.1.351. Mỹ tìm thấy biến thể này vào tháng 1/2021.

Chúng ta biết gì về biến thể Nam Phi: Biến thể B.1351 có khả năng đột biến như biến thể B.1.1.7. Biến thể Nam Phi có tốc độ lây lan cao hơn 50% chủng virus ban đầu. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa có dữ liệu để khẳng định biến thể nêu trên có gây bệnh nặng hoặc thậm chí tử vong hay không.

Nhiều chuyên gia đang chú trọng nghiên cứu biến thể Nam Phi. Kết quả thử nghiệm lâm sàng cho thấy khả năng kháng biến thể B.1351 của các vắc xin có mặt ở thị trường hay đang được sản xuất sẽ không hiệu quả bằng việc chống lại các chủng khác.

Hiệu quả vắc xin trong việc kháng biến thể Nam Phi: Dữ liệu ban đầu cho rằng tuy vắc xin Pfizer và Moderna có thể chưa hiệu quả hoàn toàn trong việc chống biến thể B.1.351, nó vẫn bảo vệ chúng ta. Kết quả thử nghiệm lâm sàng dù là quy mô nhỏ, cuộc thử nghiệm trên có nhiều hứa hẹn rằng vắc xin Pfizer vẫn có khả năng trung hòa biến thể Nam Phi.

Khả năng kháng biến thể Nam Phi của mũi tiêm Novavax rơi vào khoảng 60%. Trong khi mũi tiêm Johnson & Johnson đạt hiệu quả 57%. Hiện vẫn chưa có đủ bằng chứng để kết luận hiệu quả kháng biến thể Nam Phi của vắc xin Oxford-AstraZeneca. Dù có một số thất vọng, vắc xin vẫn có tác dụng bảo vệ chống virus và biến thể. Có còn hơn không!

Biến thể P.1 (Biến thể Brazil)

Biến thể P.1 đã lan rộng ra sao: Nhật Bản ghi nhận biến thể P.1 ở bốn du khách đến từ Brazil. Họ tin rằng vào khoảng tháng 10/2020, biến thể lây lan khắp quốc gia Nam Mỹ này.

Quốc gia ghi nhận ca nhiễm do biến thể P.1 gây ra: Mỹ, Nhật Bản, Brazil và một ít quốc gia khác đã ghi nhận các ca nhiễm nêu trên.

Chúng ta biết gì về biến thể P.1: trong ba biến thể vừa nhắc đến, các nhà nghiên cứu biết rất ít về biến thể này.

Nhiều bằng chứng cho biết một số hiện tượng đột biến có thể gây tác động lên khả năng lây nhiễm của biến thể. Hiện tượng đột biến nêu trên có thể gây ảnh hưởng đến quá trình tạo ra kháng thể khi vừa bị nhiễm COVID-19. Nói cách khác, nhiều nhà nghiên cứu vẫn chưa rõ hệ miễn dịch có thể giúp chúng ta chống lại được biến thể này hay không. Cách khẳng định trên khiến nhiều người lo sợ vì mình sẽ tái nhiễm COVID-19.

Hiệu quả vắc xin kháng biến thể Brazil: Tại thời điểm này, thông tin so sánh về khả năng kháng biến thể P.1 của tất cả loại vắc xin còn lại vẫn chưa rõ.

Trọng Dy (dịch)

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X