Hotline 24/7
08983-08983

Điếc đến âm thầm từ… ear-phone!

Vào một ngày bạn thấy tai mình không còn nghe được bình thường. Bạn đi khám và được biết tai bạn đã bị điếc - căn bệnh mà bạn không hề nghĩ tới ở tuổi teen.

Nguyên nhân từ đâu? Có thể do bạn ghiền nghe nhạc bằng headphones (loại tai nghe đeo vào tai bằng một nẹp vòng khít qua đầu), ear - phone (loại tai nghe nhỏ xíu, nhét trực tiếp vào ốc tai).

Khảo sát của chúng tôi khi thực hiện bài viết này với 50 bạn tuổi từ 15 - 18 thường xuyên có thói quen nghe nhạc bằng tai nghe: Có 70% nghe nhạc bằng ear - phone trên 3 tiếng mỗi ngày trong số đó có 40% bạn cho biết thỉnh thoảng bị ù tai sau khi nghe nhạc hoặc bị ù lúc mới ngủ dậy nhưng không đi khám bác sĩ – Tất cả những điều này đều có thể khiến bạn bị điếc.

  
 
• BS Lê Long Hải (Trưởng khoa Thính học, bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn) cho biết: Biểu hiện ban đầu của bệnh này làù tai (thi thoảng nghe như có tiếng ve kêu, tiếng xay lúa hoặc còi tàu bên tai). Thường xuyên bị khó nghe khi nghe radio, tivi, giảng bài… ở mức độbình thường mànhiều người khác có thể nghe được. Khi có những biểu hiện trên, teen nên đến gặp bác sĩ ngay để được hướng dẫn điều trị.
Hầu hết bệnh nhân tuổi teen đến khám ở bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn đều có nguyên nhân gây bệnh làquá yêu thích nghe nhạc bằng tai nghe. Đặc biệt lànhững bạn nghe bằng ear - phone, vì loại tai nghe này nhét trực tiếp vào ốc tai, chỉ cách màng nhĩ 2,5 cm! Rất nguy hiểm cho tai! Có những ca bệnh tuổi teen khi nhập viện bị xuất huyết lỗ tai vàkhông tiếp nhận được âm thanh bên ngoài. Hầu hết các trường hợp bị tổn thương thính giác đều không còn cơ hội phục hồi.
Để có thể thưởng thức âm nhạc bằng tai nghe mà không bị điếc

- Teen không nên nghe quá 50% - 60% âm lượng của máy.

- Tai nghe nên dùng là loại có chụp ngoài vành tai để tránh âm thanh tác động trực tiếp vào màng nhĩ.

- Thời gian đeo tai nghe không nên quá 2 tiếng/ngày, nghe khoảng 1 tiếng nên tháo tai nghe 15 phút để tai được nghỉ.

- Tuyệt đối không đeo ear - phone khi ngủ vì lúc đó não bộ cần được nghỉ ngơi.

 
• Việc phải nghe âm thanh lớn - trên 85 dB (đêxiben) trong thời gian dài sẽ gây ra trạng thái kích thích làm mệt thính giác và tổn thương các tế bào nghe. Điều này rất nguy hiểm vì bệnh điếc sẽ diễn biến âm thầm trong một thời gian dài, đến khi phát hiện thì rất khó, thậm chí không thể hồi phục. Tuy vậy, mỗi người có thể tự chú ý sớm phát hiện bệnh để phòng ngừa và điều trị trước khi quá muộn. 
 
Ngoài việc nghe nhạc bằng headphones, ear - phone, thì teen cũng nên chú ý không vặn volume hết cỡ với những chiếc máy nghe nhạc MP3 có công suất cực đại lên đến 120 dB (mức âm thanh gây hại cho tai người). Thông thường, tai người có thể tiếp nhận được cường độ âm thanh tối đa 90 dB trong 8 tiếng/ngày. Nếu có tác động âm thanh lớn đột ngột từ 120 đến 140 dB thường xuyên thì tai có thể bị điếc.

Hãy yêu quý đôi tai, biết tự bảo vệ và giữ gìn thính lực của mình các teen nhé!
AloBacsi.vn
 Theo Thu Hương - Mực tím online

 
 

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X