Bác sĩ cấp cứu - Bệnh viện Sài Gòn ITO, Bệnh viện quận 1, TPHCM
Trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý, phải làm sao?
Câu hỏi
Con trai tôi 10 tuổi, học lớp 4, trong lớp bé hay nói chuyện, không chú ý nghe giảng bài nên kết quả học tập không cao. Ở nhà bé rất nghịch và ngủ ít. Tôi cho bé đi khám, bác sĩ bảo bé bị chứng rối loạn tăng động giảm chú ý. Tôi không biết phải làm gì để chữa được căn bệnh này cho con? Mong BS tư vấn giúp tôi. (Me Jen - Q.2, TP.HCM)
Trả lời
Rối loạn tăng động giảm chú ý chiếm khoảng 10% trẻ đến khám tâm lý, nam nhiều hơn nữ. Đây là những rối loạn chú ý và khả năng tự kiềm chế bẩm sinh chứ không phải lỗi của trẻ. Để giúp trẻ có tiến triển tốt thì điều quan trọng nhất là phụ thuộc vào thái độ giúp đỡ của gia đình và nhà trường nơi trẻ học tập.
Bạn nên khuyến khích hoặc khen ngợi khi cháu có thể tập trung vì điều này giúp cháu định hình hành vi và giảm thiểu sự tăng hoạt của cháu.
Bạn không nên đưa ra những hình phạt và nên thảo luận vấn đề của con với giáo viên chủ nhiệm để họ giúp đỡ hay tận dụng những khoảng thời gian cháu chú ý, tập trung trong lớp để động viên cháu, có thể cho cháu ngồi bàn đầu để giảm thiểu sự phân tán tư tưởng của cháu do bị cô giáo quan sát nhiều.
Bên cạnh đó, bạn nên cho cháu chơi một môn thể thao mà cháu thích như bơi lội, bóng đá, võ thuật... để giảm thiểu sự dư thừa năng lượng. Và điều cần thiết là bạn đừng bao giờ để cháu bị thiếu thốn tình cảm của ba mẹ, tránh để cháu bị tổn thương tinh thần.
Tăng động giảm chú ý là một hội chứng bệnh lý, bạn đã cho con đi khám, nếu bác sĩ chỉ định dùng thuốc điều trị thì bạn cần thực hiện nghiêm túc, thường xuyên, đều đặn và kiên trì các liệu pháp tâm lý để giúp cháu học tập tốt hơn, có thể thực hiện được những hoạt động như trẻ bình thường.
BS Chuyên khoa của AloBacsi
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình