Hotline 24/7
08983-08983

Tác dụng của các loại thuốc chống dị ứng có giống nhau?

Câu hỏi

Chào AloBacsi, em có một vấn đề muốn hỏi: Theo em biết có một số loại thuốc chống dị ứng thông dụng như certizine, clorpheniramin, certizine, hasalfas. Vậy tác dụng của chúng có giống nhau không? Nếu khác, thì sử dụng trong từng trường hợp như thế nào ạ? Cám ơn bác sĩ. (Bạn đọc H.L.T.P)

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM


Hình minh họa. Nguồn Internet

Chào bạn,

Histamin là một trong những chất trung gian giữ vai trò quan trọng trong phản ứng dị ứng. Trong cơ thể, histamin có sẵn trong các mô như: da, phổi, niêm mạc miệng, dạ dày. Khi cơ thể bị dị ứng, các tác nhân gây dị ứng sẽ tác động lên phức hợp protein và giải phóng ra histamin, gây ra những phản ứng dị ứng từ phát ban, đỏ da, phù nề, khó thở, ngứa, ho, buồn nôn... cho đến các phản ứng trầm trọng như sốc phản vệ. 

Các loại thuốc mà bạn nêu ra đều thuộc nhóm thuốc kháng histamin tác động chủ yếu lên thụ thể H1 - làm mất các tác dụng của histamin trên thụ thể này. Nhóm thuốc này được xếp thành 2 thế hệ:

-    Thế hệ I: Gồm các thuốc có thể đi qua hàng rào máu não dễ dàng, có tác dụng an thần mạnh, chống nôn và có tác dụng kháng cholinergic giống atropin. Bao gồm promethazin hydroclorid, clorpheniramin maleat…

-    Thế hệ II: Gồm các thuốc rất ít đi qua hàng rào máu não, không có tác dụng kháng cholinergic, không an thần và không có tác dụng chống nôn, chống say tầu xe. Bao gồm các loại thuốc: certirizine, loratadine, fexofenadine…

Các thuốc kháng histamin H1 là những thuốc có tác dụng tốt trong các phản ứng dị ứng cấp tính. Tuy nhiên, thuốc chỉ giúp điều trị triệu chứng dị ứng chứ không điều trị được nguyên nhân nên không giúp khỏi bệnh hoàn toàn. Do vậy, điều quan trọng là phải tìm ra và loại trừ các tác nhân gây dị ứng (thay đổi thời tiết, thuốc, mỹ phẩm, khói bụi, thức ăn...) mới có thể trị được căn nguyên bệnh. Việc dùng thuốc điều trị dị ứng do đó cũng phải kiên trì, phải dùng nhiều đợt mới hạn chế được tái phát.

Tất cả các thuốc kháng histamin H1 đều có nhiều tác dụng phụ nên phải dùng đúng quy định về liều lượng và thời gian dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ bạn nhé!

AloBacsi.com
Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí

AloBacsi.vn - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa.

AloBacsi.vn giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe.
Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: kbol@alobacsi.vn.

Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết.
Để chính xác về nội dung cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode).

Chân thành cảm ơn.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X