Hotline 24/7
08983-08983

Sản phụ có tiền căn sinh dây rốn bám màng có nên sanh mổ chủ động?

Câu hỏi

Chào bác sĩ, Vợ em năm nay 30 tuổi chuẩn bị dự kiến sanh con thứ 2 là 23/09/2018, tái khám dịch vụ định kỳ thường xuyên theo Bệnh viện Từ Dũ. Đợt khám gần nhất con thứ 2 là 14/09/2018, cân nặng 3.2kg, vẫn bình thường. Do hiện trạng vợ em sanh con thứ nhất 36 tuần dây rốn bám màng (sanh mổ), khoảng được 3.5 năm (con vẫn bình thường). Em muốn chủ động sanh hoặc mổ trước để tốt hơn và tránh những hiện trạng bất thường vì vợ em có tiền sử dây rốn bám màng và sanh mổ1 lần rồi, chứ còn 3 ngày nữa là đúng ngày dự kiến sanh. Nếu đúng dự kiến sanh mà chưa chuyển dạ mà đăng ký Bệnh viện Từ Dũ sanh vậy có được hưởng bảo hiểm không? Đăng ký sanh như vậy bệnh viện có nhận bệnh nhân không ạ? Mong bác sĩ tư vấn giúp em. Em xin chân thành cám ơn.

Trả lời

ThS.BS Trần Anh Tuấn

ThS.BS Trần Anh Tuấn

Phó Giám đốc Y khoa, Bệnh viện Phụ sản Quốc tế Sài Gòn - Bệnh viện phụ sản quốc tế Sài Gòn

Sanh mổ chủ động. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Sanh mổ chủ động. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Trên lý thuyết, ở thai phụ có vết mổ cũ vì lý do không còn tồn tại có thể thử thách chuyển dạ sanh thường. Vợ bạn nên tư vấn tại Bệnh viện Từ Dũ về khả năng sanh thường hay sanh mổ, từ đó có kế hoạch sanh phù hợp.

Nếu không có chỉ định sanh mổ lập lại, vợ bạn nếu sanh mổ theo yêu cầu, có khả năng không được thanh toán bảo hiểm. Nếu quá ngày dự sanh, có thể bạn sẽ được chấm dứt thai kỳ, khả năng mổ cao.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Sanh mổ chủ động là phương pháp mổ “bắt con” trước khi chuyển dạ, thường được thực hiện với những trường hợp đã từng sinh mổ, khi sức khỏe mẹ bầu có vấn đề hoặc khi thai nhi có dấu hiệu suy thai, kém phát triển.

* Khi chọn sanh mổ chủ động:

- Biết chính xác thời điểm bé cưng chào đời: Chỉ có 5% trẻ chào đời đúng ngày dự sinh. Sinh mổ chủ động, mẹ và gia đình sẽ biết chính xác ngày, thậm chí giờ chào đời của con.

- Giảm nguy cơ băng huyết: So với sinh thường và sinh mổ cấp cứu, nhiều bằng chứng cho thấy sinh mổ chủ động có tỷ lệ băng huyết sau sinh giảm hơn hẳn. Ngoài ra, mổ chủ động cũng giảm hẳn những nguy cơ mổ thai cấp cứu như: nhiễm trùng, chấn thương thai nhi, tổn thương nội tạng…

- Hạn chế nguy cơ thai nhi bị ngạt do thiếu ô-xy.

* Sinh mổ, dù chủ động cũng lắm rủi ro:

- Đối với mẹ:

+ Do tử cung phục hồi kém, mẹ chọn mổ bắt thai có thể sẽ bị mất nhiều máu

+ Khi mổ chủ động, đoạn eo tử cung thường chưa dãn mỏng đến độ tự nhiên cần thiết cũng như ngôi thai còn quá cao nên có thể gây chảy máu, rách eo tử cung hoặc rách cổ tử cung.

+ Mẹ sinh mổ thường phục hồi lâu hơn các mẹ sinh ngã âm đạo. Đồng thời, vết mổ có nguy cơ gây dính, tắc ruột khá cao.

+ Mổ chủ động thường diễn ra ngoài giờ hành chính. Lúc này, lực lượng bác sĩ, y tá hỗ trợ có thể sẽ đáp ứng không đủ nếu xảy ra biến chứng bất ngờ.

- Đối với bé:

+ Bé có nguy cơ bị suy hô hấp cấp tính hoặc bị hội chứng phổi ướt (hội chứng chậm hấp thu dịch phổi)

+ Có thể gặp phải biến chứng như những bé sinh non: hạ thân nhiệt, vàng da, nhiễm trùng huyết, tăng thời gian nằm điều trị…



Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X