Hotline 24/7
08983-08983

Làm sao để ngăn ngừa hiện tượng suy giảm trí nhớ ở người trẻ?

Câu hỏi

Bác sĩ ơi, Em có tính hay quên. Ví dụ như hôm qua đã đưa một mẫu giấy cho người ta mà không có người nhận ở đó, rồi sau đó không nhớ gì nữa. Khi người khác hỏi lại em cũng không nhớ là hôm qua đã để trên bàn người nhận rồi hay là trả lại cho người gửi. Mặc dù đã áp dụng nhiều hình thức ghi nhớ, nhưng mấy chi tiết lặt vặt đó thì không thể nào nhớ lại. Bác sĩ có cách nào giúp bộ não em ổn định hơn, sắp xếp có thứ thứ tự hơn được không? Em cảm ơn bác sĩ.

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Hay quên ở người trẻ. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Hay quên ở người trẻ. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Chứng hay quên ở người trẻ không phải là hiếm gặp, đó cũng không phải là dấu hiệu của bệnh lý về não mà chủ yếu do cách sắp xếp, bố trí công việc, vật dụng của bạn chưa thật sự hợp lý. Vấn đề làm sao để ghi nhớ hết các công việc cần làm, làm sao cho mọi thứ trở nên đơn giản để có thể ghi nhớ hết là cả một nghệ thuật mà bạn phải đọc nhiều sách, học hỏi nhiều hơn.

Để đạt được hiệu quả công việc cao, bạn thường phải tập trung vào những việc chính yếu, do đó không nên ghi nhớ quá nhiều những việc lặt vặt, mà cần ghi chú lại đầy đủ theo thứ tự thời gian, không gian thì mới không bỏ sót. Tốt nhất là hạn chế những việc vụn vặt linh tinh; càng ít, càng đơn giản càng tốt. Ngủ sớm, đủ giấc, uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, cá biển, tránh căng thẳng và vận động thể dục hàng ngày là những cách để cải thiện hoạt động của não bộ, làm việc tập trung hơn bạn nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Ở người trẻ, giảm trí nhớ, hay quên thường liên quan nhiều đến quá trình ghi nhận. Con người ngày nay có hàng ngàn việc để nhớ, kèm theo áp lực công việc gây ra nhức đầu, đau nhức vai cổ, mất ngủ, stress… Hậu quả của một hoặc tất cả nguyên nhân trên làm cho độ tập trung kém đi và “khổ chủ” không nhớ những chuyện đã xảy ra xung quanh. Ngoài ra, sự ghi nhận thông tin kém còn có thể do một số bệnh lý như cận thị, khi tầm nhìn bị mờ ảo và có giới hạn. Hoặc khi ghi nhận rồi, quá trình lưu trữ lại bị trục trặc do những sang chấn trong cuộc sống làm tổn thương não như nghiện rượu, chấn thương sọ não.

Bên cạnh đó, việc suy giảm trí nhớ của người trẻ ngày càng tăng còn do việc lạm dụng các loại thuốc như thuốc ngủ, thuốc chống trầm cảm... Ngoài ra, có những dạng không phải là bệnh lý giảm trí nhớ mà người ta gọi là tật đãng trí. Đó là những người làm gì cũng nhanh, nói nhanh trong một khoảng thời gian ngắn… dẫn đến thông tin vào não nhiều quá, không thể kiểm soát nổi. Nhưng những hiện tượng này không tăng lên theo thời gian.

Để duy trì trí nhớ, đầu tiên chúng ta phải loại bỏ những yếu tố nguy cơ gây ra chuyện “quên”:

- Thu xếp công việc ngăn nắp, tránh căng thẳng stress

- Hạn chế tối đa hút thuốc lá và uống rượu. Đặc biệt, rượu có thể gây ảnh hưởng đến trí nhớ rất nhiều. Khi có những biểu hiện mệt mỏi, đau nhức mình mẩy, đau đầu mất ngủ…, bệnh nhân phải đi khám để điều trị căn nguyên.

- Tập thể dục thường xuyên cũng là một trong những phương cách cải thiện trí nhớ. Đây là cách hữu hiệu với những bệnh nhân bị suy giảm trí nhớ, kể cả trẻ em và người lớn gặp vấn đề về khả năng tập trung, những người bị khiếm khuyết năng lực học tập và các nạn nhân của chấn thương sọ não hoặc đột quỵ.

- Những người trẻ cũng phải tập luyện khả năng ghi nhớ bằng cách tăng cường quan sát, ghi nhận: quan sát các đồ vật xung quanh bằng mắt, dùng trí tưởng tượng để liên hệ, so sánh, ghi chép những việc cần làm… 

- Đồng thời, khi thấy bản thân bắt đầu có các dấu hiệu hay quên, nên bổ sung các dưỡng chất thiên nhiên tốt cho não, giúp tăng cường trí nhớ, nuôi dưỡng não bộ khỏe mạnh, giữ tinh thần luôn minh mẫn.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X