Hotline 24/7
08983-08983

Khó thở khi hít sâu, do lõm ngực hay tràn khí màng phổi?

Câu hỏi

Cháu chào bác sĩ, cháu năm nay 18 tuổi, ngực bị lõm bẩm sinh từ nhỏ nhưng không quá lõm và không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt. Nhưng năm 17 tuổi cháu bị tràn khí màng phổi và phải đi hút, khi rút dây hút khí được một thời gian cháu phát hiện ngực phải (phần cắm ống hút) bị lõm xuống và khá khó thở khi thở sâu và ngồi thẳng lưng. Mong bác sĩ tư vấn giúp cháu với ạ. Cháu cảm ơn bác sĩ.

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Bệnh lõm lồng ngực là một dị tật bẩm sinh chủ yếu do dị tật bẩm sinh khi xương ức bị đè ép trong quá trình hình thành bào thai, do dính chặt xương ức với cơ hoành, do bệnh loạn sản sụn, do rối loạn cấu tạo bào thai và có yếu tố di truyền gia đình. Em bị lõm ngực bẩm sinh từ nhỏ và không ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày thì không cần điều trị.

Vấn đề là em bị tràn khí màng phổi cách đây 1 năm, sau khi rút ống dẫn lưu khoang màng phổi thì chỗ rút bị lõm xuống thường do sẹo co kéo ngoài da, nhưng em lại cảm thấy khó thở khi hít sâu thì coi chừng có biến chứng tại phổi - màng phổi sau tràn khí, chứ sẹo co rút ngoài da thì không gây ra tình trạng này.

Em nên khám lại tại chuyên khoa Hô hấp, chụp CTscan ngực là tốt nhất để khảo sát cho kỹ nhu mô phổi, màng phổi và tình trạng lõm ngực luôn, em nhé.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

>>U30 có quá tuổi phẫu thuật lõm ngực bẩm sinh?

>>Điều trị lõm ngực bằng phương pháp nào?

 

Khi bị lõm ngực, tùy theo mức độ lõm mà trẻ có những triệu chứng hay vấn đề chính sau:

* Về thẩm mỹ:

Biến chứng tác động bên ngoài mà chúng ta có thể quan sát bằng mắt thường đó là những thay đổi về mặt thẩm mỹ của khuôn ngực. Tuổi càng lớn vết lõm trên khuôn ngực càng biến dạng mạnh, ngực trở nên gù vẹo, lõm sâu làm cho trẻ cảm thấy xấu hổ, mặc cảm, mất tự tin về bản thân trong giao tiếp...

* Về chức năng:

- Đau do biến dạng xương, do căng cơ; do tư thế không thoải mái trong hoạt động và nghỉ ngơi.

- Vết lõm trên ngực làm cho trẻ bị vẹo cột sống nếu như đó là thể lõm không cân đối, tức là lõm lệch, chỉ lõm một bên, không lõm đều cả hai bên thì cột sống sẽ cong về phía bên kia để bù trừ.

- Ảnh hưởng đến chức năng hô hấp do thể tích lồng ngực bị giảm đáng kể, chức năng hô hấp không được đảm bảo khiến cho trẻ khó thở; làm giảm nồng độ oxy và tăng nồng độ khí cacbonic trong máu.

- Về lâu dài, vết lõm chèn ép vào tim gây đảo lộn vị trí và chức năng tim. Làm tim bị lệch khỏi vị trí ban đầu, chức năng tuần hoàn máu suy giảm dẫn đến thiếu hụt khối lượng máu tuần hoàn, cơ thể luôn mệt mỏi.

Việc chèn ép thường không thấy rõ khi nghỉ ngơi nhưng khi hoạt động thể lực như chơi thể thao hoặc leo thang gác thì thấy rất rõ, thấy mệt và hụt hơi.

- Đáng ngại hơn, nếu những nạn nhân này bị các bệnh lý cấp tính khác như viêm phổi, sốt xuất huyết, nhiễm khuẩn huyết thì tai biến rất dễ xảy ra và nguy cơ tử vong rất cao.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X