Hotline 24/7
08983-08983

Hơi thở có mùi hôi, khắc phục thế nào?

Câu hỏi

Xin chào bác sĩ, Em tự nhận thấy hơi thở mình có mùi hôi, nếu thật chăm chút răng miệng như đánh răng, dùng chỉ nha khoa, súc miệng đều đặn đúng cách 1 thời gian thì sẽ giảm, nhưng em cảm thấy đó chưa chữa trị được tận gốc nên không hiệu quả. Em có để ý thì có phát hiện ra mỗi lần dùng chỉ nha khoa vào 1 kẽ thì ngửi chỉ nha khoa thấy rất hôi, nhất là mỗi khi ăn thịt và có thấy có tí màu máu. Ngoài ra răng em hay bị bám lớp bột trắng, dùng tăm xỉa sẽ hết, nhưng cái này không có mùi hôi. Bác sĩ cho em hỏi nguyên nhân gây hôi của em là do đâu và em nên khám, chữa trị như thế nào? Em rất cảm ơn BS! (Viết Vượng - Hà Nội)

Trả lời

BS Đoàn Khánh Ngọc

BS Đoàn Khánh Ngọc

Bác sĩ nha khoa - Đang du học University of Colorado School of Dental Medicine

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Bạn Vượng thân mến,

Bạn nên đi cạo vôi răng thì sẽ giảm bớt mùi hôi lại ngay thôi. Hôi miệng thường phần lớn là do vôi răng nhiều gây viêm nướu và vôi răng cũng là nơi cư ngụ của vô vàn loại vi khuẩn gây hại. Ngoài vôi răng thì còn 1 số nguyên nhân dẫn đến hôi miệng như viêm xoang, bệnh trào ngược dạ dày thực quản,... Tuy nhiên do bạn có kể là có 1 kẽ răng đặc biệt rất hôi nên tôi nghĩ nguyên nhân chính là vôi răng.

Cho dù hằng ngày chúng ta có đánh răng kỹ đến đâu, dùng chỉ nha khoa, dùng nước súc miệng... thì vẫn không thể nào tránh khỏi việc hình thành vôi răng. Vì vậy cứ mỗi 6 tháng bạn nên đi cạo vôi răng 1 lần vừa để giảm mùi hôi, vừa phòng tránh các bệnh răng miệng về sau này. Còn lớp trắng trắng bám trên răng bạn gọi là mảng bám. Mảng bám là do chải răng chưa kỹ, vụn thức ăn bám lại trên răng, lâu dài tích tụ dần rồi cứng lại hình thành vôi răng.

Bạn nên thay bàn chải mới mỗi 2 tháng 1 lần và chọn loại bàn chải lông mềm để đảm bảo vừa chải răng sạch mà lại không gây trầy xước bề mặt răng và nướu. Bạn không nên dùng tăm vì đầu tăm rất to và chất liệu không tương thích với mô nướu nên dễ làm hại nướu, gây tụt nướu, viêm nướu...

Các loại nước súc miệng có cồn (alcohol) trong thành phần thì không nên dùng hàng ngày vì cồn bay hơi, khiến niêm mạc miệng bị mất nước nhiều hơn bình thường, miệng khô lại là môi trường thích hợp để vi khuẩn hoạt động nên về lâu về dài còn gây hại thêm.

Thân chào bạn,


AloBacsi.vn - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa.

AloBacsi.vn giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe.
Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: kbol@alobacsi.vn.

Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết.
Để chính xác về nội dung cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode).

Chân thành cảm ơn.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X