Hotline 24/7
08983-08983

Những bệnh nào có thể gây hôi miệng?

Câu hỏi

Chào bác sĩ, Cháu bị hôi miệng đã 2-3 năm nay. Cháu không biết nguyên nhân là gì. Cháu cũng chưa đi khám về vấn đề này. Gần đây cháu mới quan tâm. Cháu thấy răng miệng cháu bình thường. Không liên quan đến răng miệng. Cháu liếm thử ra ra mu bàn tay, không thấy hôi. Vừa rồi cháu bị cảm cúm họng đau. Cháu có soi gương thì thấy 1 cục nhỏ trắng ở amidan. Cháu xúc miệng bằng nước muối khoảng 4 hôm thì nó biến mất. Cháu lên mạng tìm hiểu thì được biết hình như cháu bị viêm amidan hốc mủ. Cháu xin kể thêm về chứng hôi miệng của cháu: Cứ tầm chiều đến khi ngủ trưa dậy hay ngồi học 1-2 tiết là miệng cháu lại nuốt thấy đắng đắng và vướng vướng. Chiều nào khi ngủ dậy hay ngồi làm gì cũng vậy, phải ăn gì vào mới hết. Mọi người xung quanh thì bảo miệng cháu hôi. Vậy bác sĩ có thể tư vấn cho cháu nên khám và điều trị thế nào được không ạ? (Nguyễn Văn Minh - bay…@gmail. com)

Trả lời
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Bạn Minh thân mến,

 Hôi miệng có nhiều nguyên nhân:

1. Ở miệng: mùi hôi do từ các hóa chất bay hơi loại sulfur như là hydrogen sulfide, methyl mercaptan, dimethyl sulfide. Các sulfide này sinh ra do sự phân hủy protein của các vi khẩn ở miệng trong các trường hợp sau:

- Do thức ăn còn sót lại trong miệng hay giữa các khe kẽ răng, bị vi khuẩn phân hủy và tạo ra mùi hôi.

- Ổ nhiễm trùng ở răng, lợi: Răng sâu có lỗ hổng và vi khuẩn trú ẩn và tăng sinh ở đó.

- Bựa vôi hóa đóng vào chân răng là môi trường tốt cho vi khuẩn tác dụng vào và gây hôi miệng.

- Lưỡi bị viêm là nơi mà mảnh vụn thức ăn dễ dính lại và là môi trường tốt cho vi khuẩn phân hủy protein gây ra mùi hôi.

- Hút thuốc lá, đặc biệt cigar gây giảm nước bọt và gây hôi miệng.

2. Nguyên nhân do ăn một số thực phẩm có dầu gây hôi hơi thở như tỏi, hành hoặc món ăn giàu  đạm, giàu chất béo.

Các thức ăn này sau khi được tiêu hóa, các chất bay hơi của chúng đều được hấp thụ vào máu rồi lên phổi và theo khí thở ra miệng. Mùi rượu sau khi uống vào cũng thoát ra như vậy trong hơi thở.

3. Nguyên do một số bệnh về đường hô hấp như các nhiễm trùng mạn:  viêm mũi xoang mạn, viêm họng, dị vật trong mũi cũng tạo ra hơi thở rất hôi. Ung thư phổi cho mùi hôi như thịt thối.

4.  Khi có rối loạn về sự co bóp của dạ dày, thức ăn chậm tiêu như mỡ béo, ở lâu trong dạ dầy, bị lên men cũng tạo ra mùi hôi, nhất là khi bị trào ngược dạ dày thực quản, bệnh nhân ợ và mùi hôi khó chụi bay lên họng, miệng.

5. Hôi miệng còn gặp trong một số bệnh  như yếu gan, thận, tiểu đường cũng gây ra mùi hôi ở miệng.

Tiểu đường cho mùi chua trái cây vì nhiễm acetone và ketone. Suy thận cho mùi hôi như cá chết vì có hóa chất methylamine. Xơ gan có mùi hôi của trứng thối và tỏi.

6. Một nguyên nhân tâm lý là nhiều người quá chú tâm tới  nhan sắc của mình, có ảo tưởng là cơ thể mình gầy yếu, phát tiết ra mùi khó chịu. Nhiều người mỗi khi nói chuyện là lấy tay che miệng, như thể là miệng mình hôi. Họ tự cô lập, trường hợp này thường thấy ở nữ giới đôi khi cũng bị bệnh tâm thần như trầm cảm, tâm thần phân liệt.

 9. Ở một số phụ nữ khi có sự thay đổi kích thích tố trong khi rụng trứng và khi có kinh nguyệt cũng cho hơi thở hôi.

Trường hợp của bạn hay bị viêm amidan, có nhiều chất trắng bã đậu trong nhu mô amidan, là một trong những lý do hôi miệng. Bạn hãy tới bệnh viện chuẩn bị cắt amidan nhé.



AloBacsi.vn - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa.

AloBacsi.vn giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe.
Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: kbol@alobacsi.vn.

Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết.
Để chính xác về nội dung cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode).

Chân thành cảm ơn.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X