Hotline 24/7
08983-08983

Chế độ ăn uống, nghỉ dưỡng cho bệnh nhân gãy xương đòn

Câu hỏi

Chào bác sĩ, Con tôi 32 tuổi, bị té xe, gãy xương đòn bên phải, vết gãy hở khoảng gần 1 phân, không bị chênh lệch hay sứt mẻ. Bác sĩ chỉ định cho đeo đai trong vòng 1 tháng. Như vậy vết gãy có thể lành được không? Chế độ ăn uống, nghỉ dưỡng như thế nào để xương mau chóng lành lại? Kính mong bác sĩ tư vấn, tôi chân thành cảm ơn.

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Người bị gãy xương nên bổ sung thực phẩm giàu canxi. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Người bị gãy xương nên bổ sung thực phẩm giàu canxi. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Xương đòn là xương nằm sát dưới da ở vùng vai, có vai trò như chiếc đòn gánh nâng đỡ trọng lượng của toàn bộ cánh tay. Do đó khi bị chấn thương do té đập vai, hoặc bị đánh trực tiếp vào vùng này làm cho xương dễ bị gãy. Xương đòn gãy rất dễ lành cũng rất dễ lành. Khi điều trị bảo tồn (không phẫu thuật) thì tỉ lệ lành xương sau gãy xương đòn cũng rất cao 93-99%.

Đa số các trường hợp gãy xương đòn, bệnh nhân sẽ được cho mang đai số 8. Thời gian mang đai khoảng 2-3 tháng, trong thời gian này bệnh nhân cần được hướng dẫn tập vận động khớp vai tránh cứng khớp và không gây đau. Chế độ ăn uống giàu canxi và vitamin D, bổ sung đầy đủ dưỡng chất, không kiêng khem sẽ giúp xương lành tốt hơn bạn nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:


Gãy xương đòn là tổn thương thường gặp khi bị chấn thương trực tiếp (ngã đập xương đòn vào vật cứng) hoặc gián tiếp (ngã đập vai xuống đất).

Những trường hợp lực chấn thương lớn hoặc vận chuyển bệnh nhân mà không cố định tốt có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như: tổn thương bó mạch thần kinh dưới đòn, tổn thương đỉnh phổi dẫn đến tràn khí, tràn máu khoang màng phổi. Hai biến chứng này rất nguy hiểm, có thể nhanh chóng gây tử vong do hoạt động hô hấp và tuần hoàn bị ảnh hưởng. Một biến chứng đáng sợ nữa và phần xương gãy chọc thủng da, biến một ổ gẫy kín (tiên lượng tốt) thành một ổ gãy hở (tiên lượng xấu hơn).

Sau khi xảy ra tai nạn, cần cố định tạm thời xương đòn gãy bằng băng số 8 (bằng băng vải hoặc bằng chun thì càng tốt); sau đó chuyển ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế để cấp cứu. Bác sĩ sẽ lựa chọn cách điều trị tùy từng trường hợp tổn thương. Nếu 2 đầu gãy xương đòn di lệch ít, có thể nắn chỉnh xương đòn rồi cố định bằng bột hoặc băng chun. Nếu 2 đầu gãy xương đòn di lệch lớn, có mảnh rời, có thể phẫu thuật kết lại xương đòn gãy bằng đinh nội tủy hoặc nẹp vít.

Tổn thương gãy xương đòn thường liền sau khoảng 3-4 tuần. Sau khi xương liền, nên tập vận động phục hồi chức năng để khớp vai hồi phục nhanh.



Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X