Hotline 24/7
08983-08983

Bệnh nhân tiểu đường type 2 và cao huyết áp cần lưu ý gì khi nội soi?

Câu hỏi

Chào BS, Tôi bị tiểu đường type 2 12 năm, bên cạnh đó còn bị cao huyết áp. Xin hỏi khi nội soi với những người có bệnh mãn tính như tôi thì cần lưu ý gì? Có gì khác biệt với những ca nội soi thông thường?

Trả lời
Bệnh nhân tiểu đường type 2. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Bệnh nhân tiểu đường type 2. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Có sự khác biệt giữa nội soi người bình thường và người có bệnh lý nền như trường hợp của bạn.

Với những người có bệnh lý nền khi nội soi thì BS sẽ lên kế hoạch theo dõi, chọn những phương pháp giảm đau phù hợp. Nếu cần thiết sẽ làm thêm một số xét nghiệm để kiểm tra tình trạng bệnh trước khi nội soi.

Bạn có bệnh mãn tính thì cần báo trước cho bác sĩ trước khi nội soi. Bên cạnh đó, khi nội soi cần mang theo toa thuốc, kết quả xét nghiệm để bác sĩ thuận tiện hơn khi theo dõi.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Nội soi dạ dày là phương pháp thăm khám trực tiếp phần trên của ống tiêu hóa (bao gồm thực quản, dạ dày và tá tràng) bằng cách đưa một ống soi mềm nhỏ qua đường miệng. Bác sĩ có thể quan sát các thay dấu hiệu bất thường trong dạ dày qua hình ảnh trên máy soi, từ đó đưa ra chẩn đoán và phương pháp điều trị thích hợp.

Qua nội soi dạ dày, bác sĩ có thể phát hiện các tổn thương rất nhỏ trên dạ dày để chẩn đoán bệnh. Ngoài ra, nội soi dạ dày còn được dùng để theo dõi quá trình điều trị các tổn thương loét, điều trị nhiễm khuẩn và chảy máu dạ dày.

Trước khi nội soi: người bệnh cần nhịn ăn uống ít nhất là 8 giờ để chống nôn, bảo vệ đường thở và giúp bác sĩ soi thấy rõ tổn thương. Trong một số bệnh lý đặc biệt như hẹp môn vị…, bệnh nhân cần phải nhịn ăn lâu hơn (12 – 24 giờ) hoặc phải thực hiện bơm rửa dạ dày.

Trong trường hợp người bệnh đang uống thuốc, cần thông báo cho bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng, tiền sử dị ứng thuốc và các bệnh lý kèm theo khác nhằm đảm bảo tính an toàn khi thực hiện nội soi.

Quá trình thực hiện: nội soi dạ dày kéo dài khoảng 10 phút. Trước khi soi, bệnh nhân được xịt thuốc tê vào sâu trong miệng để làm bớt khó chịu khi đưa ống soi vào. Máy soi được đưa qua họng và vào thực quản. Lúc đầu bệnh nhân có thể có cảm giác khó chịu, nghẹn thở và muốn ho hay sặc, cảm giác này sẽ biến mất nhanh chóng. Nếu quá trình nội soi phát hiện dấu hiệu bất thường và nghi ngờ ung thư dạ dày, bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô nhỏ trong dạ dày để làm sinh thiết và xét nghiệm mô bệnh học.

Sau khi nội soi: sau khi kết thúc nội soi dạ dày, người bệnh nên nghỉ ngơi một thời gian ngắn. Cần chú ý không được ăn uống trong vòng 1 giờ sau khi soi do thuốc tê vẫn chưa hết tác dụng.

Ngoài ra, sau khi nội soi dạ dày, bệnh nhân sẽ có cảm giác đau họng hay trướng bụng nhẹ. Tình trạng này sẽ không kéo dài. Sau khoảng 30 phút, bác sĩ sẽ giải thích về các tổn thương quan sát được trong quá trình nội soi và hẹn ngày lấy kết quả sinh thiết nếu có.


ThS.BS Nguyễn Phước Lâm
Trưởng khoa Nội soi, BV Quốc tế City

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X