Đau lan từ lưng xuống mông và chân, triệu chứng của bệnh đau thần kinh toạ không nên chủ quan
Cảm giác đau lan, châm chít xuất phát từ lưng chạy dọc xuống hai chân gây khó chịu và đau đớn nhưng lại có không ít người lại chủ quan với các triệu chứng này. Đây là những triệu chứng của đau thần kinh toạ cần hết sức lưu ý và nên được điều trị kịp thời với phương pháp hiệu quả.
1. Tìm hiểu về đau thần kinh toạ
1.1 Đau thần kinh toạ là bệnh gì?
Dây thần kinh tọa là dây thần kinh kéo dài từ vùng thắt lưng đến các ngón chân, có vai trò chi phối vận động và điều khiển chi dưới.
Theo bác sĩ Hoisang Gong, hiện đang công tác tại Hệ thống Phòng khám ACC, đau thần kinh tọa khiến cho bệnh nhân phải chịu đựng những cơn đau chạy dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa. Cơn đau bắt đầu từ vùng thắt lưng, lan ra mặt ngoài đùi, mặt trước cẳng chân, mắt cá ngoài đến đầu các ngón chân. Hướng lan của các cơn đau có thể thay đổi tùy theo vị trí bị tổn thương.
1.2 Đối tượng dễ mắc bệnh đau thần kinh toạ
Theo một thống kê của Bộ Y tế, đau thần kinh tọa chiếm 41,45% trong nhóm bệnh cột sống tại Việt Nam và có tới 17% số người trên 60 tuổi mắc bệnh này, đau thần kinh tọa xảy ra ở nam giới nhiều hơn nữ giới.
Những đối tượng có nguy cơ cao hơn bao gồm: người cao tuổi, người thừa cân, béo phì, người thường xuyên phải mang vác vật nặng hoặc lái xe trong thời gian dài, người ngồi lâu một chỗ hoặc ít tập luyện có nguy cơ mắc bệnh đau thần kinh tọa cao hơn so với những người có lối sống năng động, người bệnh tiểu đường…
1.3 Diễn tiến của đau thần kinh toạ như thế nào?
Cơn đau thần kinh toạ xuất phát từ dây thần kinh ở vùng thắt lưng chạy dọc đến các ngón chân. Do vậy, khi người bệnh cảm nhận được những cơn đau từ nhẹ đến dữ dội, hoặc đôi khi như một cú điện giật, dọc theo đường đi từ thắt lưng xuống chân, đó có thể là dấu hiệu của đau thần kinh tọa. 3 giai đoạn chính của đau thần kinh toạ gồm:
- Ở mức độ nhẹ, người bệnh chỉ cảm thấy đau vùng thắt lưng;
- Ở mức độ nặng, người bệnh sẽ có cảm giác đau từ thắt lưng lan xuống đầu gối;
- Ở mức độ nghiêm trọng, các cơn đau lúc này đã xuống đầu gối và cẳng chân.
Đau thần kinh tọa nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có nguy cơ gây ảnh hưởng đến các cơ quan phía trước như ruột, bàng quang,… Ngoài ra, đau thần kinh tọa còn gây ảnh hưởng đến chức năng vận động, trường hợp xấu nhất có thể dẫn đến bại liệt.
2. Nguyên nhân gây ra đau thần kinh toạ
Theo bác sĩ Hoisang Gong, nguyên nhân chính gây ra đau thần kinh toạ có thể kể đến:
- Tổn thương phần cột sống thắt lưng do thoát vị đĩa đệm: đây là nguyên nhân chính gây ra đau thần kinh toạ nguyên dân do thoát vị đĩa đệm L4-L5 và L5-S1 chèn ép các rễ dây thần kinh xung quanh, trong đó có dây thần kinh tọa. Có đến 80% trường hợp đau thần kinh tọa xuất phát từ thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, chèn ép lên dây thần kinh và gây đau.
- Tổn thương cột sống thắt lưng do tai nạn, té ngã.
- Vận động quá sức, tư thế vận động sai, gây ảnh hưởng nghiêm trọng lên cột sống và đĩa đệm.
- Nguyên nhân trong ống sống như u tủy, u màng tủy, áp xe ngoài màng cứng vùng thắt lưng, viêm màng nhện tủy khu trú,…
- Một số nguyên nhân hiếm gặp khác dẫn đến đau thần kinh tọa như viêm đĩa đệm đốt sống, tổn thương thân đốt sống (thường do lao, vi khuẩn, u), mang thai,…
3. Phương pháp chữa trị đau thần kinh toạ hiệu quả hiện nay
3.1 Uống thuốc
Uống thuốc giảm đau là liệu pháp được nhiều bác sĩ và trung tâm y tế đề cập do mang lại hiệu quả giảm đau, tuy nhiên cần lưu ý sử dụng thuốc với liều lượng vừa phải và tránh lạm dụng thuốc lâu dài gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
Bác sĩ Hoisang Gong nhấn mạnh, đau thần kinh tọa chủ yếu do thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh. Do đó, sử dụng thuốc chỉ có tác dụng cải thiện cơn đau tạm thời, hoàn toàn không hỗ trợ việc chữa khỏi bệnh.
3.2 Phẫu thuật
Trường hợp đau thần kinh toạ được bác sĩ chỉ định là khi bệnh đã ở giai đoạn nặng, không thể cải thiện bằng thuốc hay những phương pháp khác. Cần lưu ý thật kỹ trước rủi ro và tác dụng phụ của phẫu thuật vì có thể ảnh hưởng gây ra những biến chứng khôn lường, ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của người bệnh.
Chính vì lẽ đó, bệnh nhân đau thần kinh tọa khi tìm hiểu phương pháp chữa trị đừng vội nản lòng mà hãy cân nhắc đến các phương pháp không xâm lấn khác để tránh tác dụng phụ có thể xảy ra.
3.3 Trị liệu thần kinh cột sống Chiropractic
Phương pháp Trị liệu thần kinh cột sống Chiropractic được đánh giá là một trong những phương pháp chữa trị đau thần kinh toạ tối ưu và hiệu quả với điểm mạnh là không xâm lấn, không tác dụng phụ.
Phương pháp này được các bác sĩ Chiropractic thực hiện bằng tay nắn chỉnh các đốt sống sai lệch vào vị trí, từ đó giải phóng khối thoát vị bị chèn ép lên các dây thần kinh. Chính vì vậy, nguyên nhân gốc rễ được giải quyết, cơn đau được giảm dần cho đến khi chấm dứt hẳn.
Tại Hệ thống Phòng khám ACC, để điều trị toàn diện và hiệu quả nhất đau thần kinh toạ cho bệnh nhân, chương trình Trị liệu thần kinh cột sống Chiropractic kết hợp với Vật ly trị liệu và Phục hồi chức năng được cá nhân hoá nhằm mục đích rút ngắn thời gian điều trị cho bệnh nhân, giúp phục hồi nhanh chóng nhất có thể. Cụ thể, các bác sĩ tại ACC sẽ đưa ra phác đồ điều trị cho bệnh nhân bao gồm Trị liệu thần kinh cột sống, kết hợp Vật lý trị liệu gồm các trang thiết bị hiện đại như sóng xung kích Shockwave, chiếu tia Laser thế hệ IV, máy giảm áp cột sống DTS,... và Phục hồi chức năng cùng chuyên gia với chương trình Pneumax độc quyền chỉ có tại Hệ thống Phòng khám ACC, với mục tiêu lấy lại tầm vận động tối đa cho bệnh nhân đau thần kinh toạ, cơ thể của bệnh nhân từ đó được hồi phục một cách tự nhiên từ bên trong.
Với hơn 17 năm kinh nghiệm tiên phong trong lĩnh vực Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic) tại Việt Nam. Được thành lập vào năm 2006, ACC tự hào là phòng khám đầu tiên đã chữa lành cơn đau cơ xương khớp cho hàng nhìn bệnh nhân mà không dùng thuốc hay phẫu thuật. Rất nhiều bệnh nhân trước khi đến với ACC đã phải sống chung với các căn bệnh như thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa, vẹo cột sống, đau cổ vai gáy,... kinh niên. Sau khi được thăm khám và điều trị tại ACC, bệnh nhân đã hồi phục và cải thiện tối đa tầm vận động mà trước đây các bệnh lý về cơ xương khớp đã làm cản trở và ảnh hưởng nhiều đến khả năng vận động cũng như sinh hoạt của bệnh nhân.
Đọc thêm: Hiểu rõ hơn về Chiropractic, phương pháp điều trị cơ xương khớp ngày càng phổ biến hiện nay tại đây.
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình