Hotline 24/7
08983-08983

Đang cho con bú, nhổ răng khôn được không?

“Nhổ răng khôn có làm tắc tuyến sữa không? Nếu sau nhổ răng không ăn được thì phải làm sao? Uống thuốc giảm đau có làm ảnh hưởng đến bé?...”.

Đó là một số thắc của chị Đoàn Thị L. (24 tuổi, huyện Củ Chi, TPHCM) gửi về mong được giải đáp.

Những thắc mắc trên của chị L. được tới BS Hoàng Ngọc Hân - Khoa Răng hàm mặt - Mắt - BV Nhân dân 115 để được giải đáp. BS Hoàng Ngọc Hân cho biết: “Nhổ răng chỉ là tiểu phẫu. Tuy nhiên khi nào nên nhổ răng thì cần phải có sự thăm khám và chỉ định cụ thể của bác sĩ nếu không sẽ gây ra những trường hợp đáng tiếc. Đối với các trường hợp đang cho con bú thì càng cần hướng dẫn trực tiếp của bác sĩ nha khoa”.

BS Hoàng Ngọc Hân cũng cho biết, chỉ định nhổ răng khôn thường áp dụng cho các trường hợp bắt buộc như: Tủy răng bị viêm và có biến chứng; Răng sữa đến hạn rụng, đã có răng vĩnh viễn mọc lên thay thế; Răng mọc ngầm, mọc lệch gây biến chứng; Răng bị nhiễm khuẩn…

Hình minh họa. Nguồn Internet

Phụ nữ đang trong giai đoạn cho con bú vẫn có thể nhổ răng khôn nếu đối tượng không mắc một số bệnh mãn tính, đang mắc các bệnh về viêm miệng, viêm lợi, viên quanh cổ răng… Những trường hợp này cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra thăm khám cụ thể hơn về tình trạng răng miệng, sức khỏe rồi mới quyết định có nên nhổ răng hay không.

Sau nhổ răng khôn, tình trạng đau có thể kéo dài đến 1 tuần và sau 2 tuần thì có thể sinh hoạt lại bình thường. Trong khoảng thời gian này, người bệnh có thể được khuyên dùng thuốc giảm đau để không ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc. Không nên tự ý mua thuốc giảm đau, nhất là phụ nữ đang cho con bú phải được bác sĩ kê toa này nhằm chỉ định đúng liều lượng, không ảnh hưởng đến việc cho con bú cũng như tác dụng ngược của các thuốc kháng sinh lên trẻ.

Không có một chế độ dinh dưỡng nào đặc thù dành cho người mới nhổ răng khôn. Người bệnh có thể dùng khẩu phần ăn như thường ngày. Tuy nhiên, nên hạn chế tối đa các thức ăn cay nóng vì có thể làm tổn thương đến vùng chân răng khi mới nhổ. Nên xúc miệng kĩ lưỡng và dùng chỉ nha khoa để loại bỏ những thức ăn “trú ngụ” tại vị trí mới loại bỏ răng khôn.

Nên đánh răng thật kỹ trước và sau khi ăn. Dùng bàn chải mềm, đánh răng nhẹ tay để tránh làm tổn thương răng - nướu - lợi. Ngoài ra, xúc miệng bằng nước muối ấm. Có thể sử dụng nước muối sinh lý (Natri Cloric 0,9%) hoặc dùng muối ăn pha loãng, ấm. Tốt nhất là sau khi xúc miệng sạch xong, ngậm thêm nước muối ấm khoảng từ 5 đến 10 phút sẽ giúp giảm đau nhanh và hiệu quả hơn.

Lê Bình
Cổng thông tin Tư vấn Sức khỏe AloBacsi.vn

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X