Hotline 24/7
08983-08983

Có nên uống thuốc chống đông máu để chữa COVID-19?

Nhiều bạn đọc nhắn tin cho BS Huỳnh Wynn Trần "Tôi có nên uống thuốc Aspirin để chữa COVID-19?". Đây cũng là bài thuốc được nhiều người lan truyền nhau để chữa COVID-19. PGS.BS Huỳnh Wynn Trần sẽ có giải đáp về thắc mắc này.

Bệnh nhân mắc COVID-19 có nguy cơ bị đông máu thành những cục máu li ti. Vì virus SARS-CoV-2 tương tác với tế bào bên trong mạch gọi là endothelial cell.

Tôi từng chia sẻ rằng bệnh COVID-19 là bệnh về mạch máu, nhất là tế bào mạch máu bên trong. Vì các tế bào này đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển máu và oxy trong phổi hay bất kỳ cơ quan nào khác.

Virus SARS-CoV-2 tấn công và gây tổn thương các tế bào này thông qua miễn dịch phản ứng của cơ thể. Khi tế bào bị tổn thương, các tế bào khác như tiểu cầu sẽ quay lại và sửa các tổn thương đó. Cuối cùng, nó tạo ra quá trình viêm (inflammatory). Khi đã viêm thì sẽ có những cục máu đông (thrombotic). Đó là cách giải thích đơn giản về COVID-19.

Rất nhiều trường hợp tử vong do có cục máu đông và một số trường hợp hiếm tử vong sau khi chích vắc xin bị cục máu đông. Cả hai trường hợp đều liên quan đến quá trình tổn thương bên trong nội bào khiến cho tế bào này bị tổn thương và khiến cho tiểu cầu cùng các tế bào khác đến, gây ra cục máu đông cục bộ.

Chúng ta không cần cho bệnh nhân khỏe mạnh uống thuốc kháng đông máu

Vậy chúng ta có nên cho bệnh nhân uống thuốc kháng đông máu hay không?

Một nghiên cứu năm 2020, họ đề nghị chữa bằng thuốc kháng đông máu khi bệnh nhân nhập viện. Ngay từ đầu, nhiều bệnh viện ở Hoa Kỳ đã sử dụng phác đồ điều trị này nhưng tỷ lệ tử vong có giảm hay không, chúng ta vẫn không thấy rõ.

Một nghiên cứu mới được công bố và đăng trên tạp chí New England Journal  Medicine, chỉ ra rằng việc sử dụng thuốc đông máu không làm giảm rủi ro hay tỷ lệ tử vong.

Các nhà khoa học dừng nghiên cứu này vì không có sự khác biệt. Nghiên cứu này cho bệnh nhân bị bệnh nặng nhập viện và họ chích thuốc heparin - một loại thuốc kháng đông máu, để xem tỷ lệ tử vong có giảm hay không tại. Vì họ hy vọng rằng khi chúng ta làm như vậy, những cục máu đông do COVID-19 có thể giảm đi để có thể giảm tỷ lệ tử vong.

Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ ra rằng không có sự khác biệt giữa việc dùng và không dùng thuốc kháng đông máu.

Có nghĩa là chúng ta không dùng thuốc kháng đông máu cho bệnh nhân bị mắc COVID-19. Tuy nhiên, tôi muốn nhắc cho quý vị biết chữa trị COVID-19 là chữa trị tùy trường hợp. Tất cả các bác sĩ đều biết chữa trị COVID-19 sẽ tùy thuộc vào từng trường hợp, các phác đồ điều trị chỉ là gợi ý.

Nhìn chung, chúng ta không cần cho bệnh nhân khỏe mạnh uống thuốc kháng đông máu. Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh nhân có bệnh lý nền như đột quỵ, viêm mạch vành, có stent dẫn đến rủi ro đông máu, bác sĩ có thể cho bệnh nhân tiêm thuốc đông máu. Nghiên cứu này chỉ ra những gì chúng ta thấy trên mạng ví dụ như uống aspirin là không đúng bởi vì uống thuốc kháng đông máu không cẩn thận, rủi ro sẽ nặng hơn.

Ví dụ như thuốc aspirin gây xuất huyết bao tử, xuất huyết não, nhiều lý do khác.

Ngày xưa, bệnh nhân nào lớn tuổi một chút sẽ uống aspirin mỗi ngày. Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây chỉ ra bệnh nhân khỏe mạnh uống aspirin mỗi ngày là điều không nên. Chúng ta chỉ cho bệnh nhân có bệnh lý về mạch máu, tiểu đường, rủi ro đột quỵ uống aspirin.

Tóm lại, những người gặp rủi ro đông máu như hàm lượng mỡ cao, hút thuốc mới uống thuốc aspirin. Đối với một người khỏe mạnh bình thường thì không cần phải uống aspirin.

Khoảng 80% người mắc COVID-19 là những người khỏe mạnh, 20% bệnh nhân còn lại sẽ gặp bác sĩ để chữa bệnh. Trong 20% này, 15% sẽ bình phục, chỉ có 5% bệnh nhân nặng hơn. Đó là những trường hợp chúng ta cần phải đặc biệt chú ý. Điểm khó của bệnh COVID-19 là làm sao tìm ra 5% bệnh nhân này, chúng ta phải theo dõi kỹ, không cho uống thuốc khi không cần thiết.

Hy vọng qua bài nói chuyện chống đông máu và những nghiên cứu mới nhất, quý vị hãy ghi nhớ không được tự ý uống thuốc đông máu. Những loại thuốc chống đông máu có thể gây ra rủi ro nặng hơn nếu không cẩn thận. Ví dụ như bạn bị viêm loét bao tử, bị xuất huyết, uống những loại thuốc này vào sẽ khiến bạn bị chảy máu nhiều hơn.

Điều tôi muốn nhấn mạnh là quý vị cần cẩn thận khi dùng thuốc kháng đông máu và không lan truyền thông tin “uống thuốc chống đông máu để chữa COVID-19”.

Nguồn: video "#338. Livestream Covid-19 chiều thứ Sáu: Có nên uống thuốc chống đông máu Aspirin để chữa Covid-19?" - Dr. Wynn Tran Official

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X