Có nên nhổ răng khôn mọc lệch, nhổ răng khôn có biến chứng gì?
Nhiều người cho rằng nhổ răng khôn có biến chứng nguy hiểm bởi vị trí răng khôn gần với dây thần kinh. Vậy có nên nhổ răng khôn mọc lệch.
Răng khôn là gì?
Răng khôn là răng hàm thứ 3, mọc ở độ tuổi thiếu niên hoặc thanh niên. Đôi khi những chiếc răng này có thể giúp hàm răng thêm khỏe nếu mọc đúng. Tuy nhiên, hầu như răng khôn thường mọc lệch và cần nhổ bỏ.
Răng khôn mọc lệch ra khỏi hàm theo chiều ngang, nghiêng hoặc cách xa răng hàm số 2, hoặc nghiêng vào trong, ra ngoài... Răng khôn mọc lệch sẽ làm xô lệch hàm răng, chèn vào xương hàm hoặc dây thần kinh.Khi răng khôn mọc lên cũng khiến vi khuẩn dễ xâm nhập gây nghiễm trùng, dẫn đến đau, sưng, cứng khớp.
Có nên nhổ răng khôn mọc lệch?
Hãy hỏi nha sỹ, bác sỹ về vị trí răng khôn của bạn. Nha sỹ sẽ chụp X-quang để xem vị trí răng khôn và đánh giá cả hàm răng xem có nên nhổ răng khôn hay không. Thậm chí, nha sỹ có thể đề nghị bạn loại bỏ răng khôn ngay cả khi chúng chưa mọc lên, để tránh đau đớn vài năm sau đó. Loại bỏ răng khôn từ sớm sẽ dễ dàng hơn khi răng chưa phát triển đầy đủ, tốc độ hồi phục cũng nhanh hơn.
Nha sỹ hoặc bác sỹ răng hàm mặt có thể sẽ rạch nướu răng để nhổ bỏ răng khôn hoặc loại bỏ từng mảnh của răng khôn nếu răng chèn vào xương hàm.
Bác sỹ sẽ sử dụng thuốc gây tê để làm tê nướu răng. Nếu bạn quá lo lắng, thuốc an thần cũng có thể được sử dụng.
Sau khi răng khôn đã được nhổ bỏ, tốc độ phục hồi phụ thuộc vào mức độ khó khăn của việc nhổ (nếu phải cưa xẻ xương hàm, tốc độ hồi phục sẽ chậm hơn).
Nên làm gì sau khi nhổ răng khôn?
Trong 24 giờ đầu tiên
- Chảy máu có thể xảy ra trong vài giờ sau khi nhổ răng. Để cầm máu, hãy đặt một miếng gạc ẩm sạch lên ổ răng trống và cắn chặt lại. Dùng túi lọc trà đã qua sử dụng cũng có ích. Tuy nhiên, nếu bạn bị chảy nhiều máu, hãy liên hệ với bác sỹ.
- Tránh súc miệng hoặc khạc nhổ trong vòng 24 giờ sau khi nhổ răng. Bạn cũng nên tránh hút ống hút, tránh chất lỏng nóng (như cà phê hoặc súp). Bởi những hành động này có thể làm tan cục máu đông trên ổ răng vừa nhổ.
- Vùng mặt vừa nhổ răng có thể bị sưng. Để giảm sưng, hãy chườm mặt bằng túi đá lạnh khoảng 10 phút, sau đó là 20 phút. Chườm lại nếu thấy cần thiết.
- Bạn có thể dùng thuốc giảm đau như acetaminophen (Tylenol) hoặc ibuprofen (Motrin hoặc Advil). Nha sỹ hoặc bác sỹ phẫu thuật có thể kê toa thuốc giảm đau mạnh hơn.
- Thuốc kháng sinh cũng thường đường kê đơn trước khi nhổ bỏ răng khôn (để điều trị nhiễm trùng quanh răng khôn). Bạn nên tiếp tục uống thuốc theo lời dặn của bác sỹ.
- Bạn nên ăn thức ăn mềm, lỏng. Tránh uống rượu nếu đang dùng thuốc giảm đau có chất gây mê.
- Bạn có thể đánh răng, nhưng tránh động vào vùng răng vừa nhổ trong 24 giờ đầu tiên. Vào ngày thứ 2, tiếp tục đánh răng nhẹ nhàng.Không nên sử dụng nước súc miệng thương mại bởi hóa chất có trong đó có thể gây kích ứng vị trí răng khôn vừa nhổ.
Sau 24 giờ
- Bạn có thể đắp một chiếc khăn ấm ẩm trên má khoảng 20 phút.
- Súc miệng bằng nước muối ấm (pha 1/2 thìa cà phê muối trong một cốc nước ấm) sau bữa ăn và trước khi đi ngủ. Không sử dụng nước súc miệng.
Trong vòng 1 hoặc 2 tuần
Ôt răng khôn sẽ lành lại, bạn có thể sử dụng miệng thoải mái.Các mũi khâu, nếu không dùng chỉ tự tiêu, bạn cần gặp lại nha sỹ/bác sỹ để loại bỏ trong khoảng 1 tuần.
Nhổ răng khôn có biến chứng tiềm ẩn nào?
Có 2 biến chứng nguy hiểm sau khi nhổ răng khôn:
Viêm khớp khô (Dry socket): Viêm khớp khô là một biến chứng phổ biến xảy ra khi cục máu đông không hình thành trong ổ răng được nhổ hoặc nếu cục máu đông hình thành đã bị bong ra. Nếu không có sự hình thành cục máu đông, việc chữa lành sẽ lâu hơn. Viêm khớp khô thường xảy ra 3 - 4 ngày sau khi nhổ răng, kèm theo đau và hôi miệng. Nha sỹ hoặc bác sỹ sẽ điều trị viêm khớp khô bằng cách đặt thuốc vào ổ răng.
Dị cảm (Paresthesia): Dị cảm là một biến chứng hiếm hơn nhưng vẫn có thể xảy ra. Khi răng khôn bị kẹt trong xương hàm gần với dây thần kinh, việc loại bỏ răng khôn có thể gây hư hại dây thần kinh. Kết quả là bạn sẽ bị tê lưỡi, môi, cằm trong vài ngày, vài tuần, vài tháng, thậm chí là vĩnh viễn.
Theo Vân Anh - Tạp Chí Thực Phẩm Chức Năng Health+/webmd
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình