Có nên dùng kháng sinh khi trẻ bị viêm mũi họng?
Viêm mũi họng là bệnh rất hay gặp ở trẻ dưới 6 tuổi, tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng cần kháng sinh,
Phó giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, tác nhân gây viêm mũi họng ở trẻ có thể do virus hoặc vi khuẩn. Trong đó chủ yếu là do virus với hơn 150 tuýp khác nhau.
Các bác sĩ hoàn toàn có thể dựa vào triệu chứng lâm sàng, xét nghiệm để phân biệt bệnh do virus hay do vi khuẩn. Ví dụ với bệnh viêm họng - amidan cấp thì tác nhân gây bệnh do virus chiếm đến 70-80%, sau đó là liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A, phó giáo sư Dũng cho biết.
Nếu là do virus, người bệnh có thể có các biểu hiện như: viêm kết mạc, chảy mũi, ho, tiêu chảy, ban dạng virus... Còn nếu do vi khuẩn thì các triệu chứng thường gặp là: sốt trên 38,5 độ C, sưng đau hạch cổ, đau đầu, nốt xuất huyết ở vòm, đau bụng, khởi bệnh đột ngột (dưới 12 giờ), chất xuất tiết ở họng, amidan...
"Nếu là bệnh do virus thì không cần dùng kháng sinh. Thay vào đó, người bệnh chỉ cần dùng các thuốc có tác dụng điều trị triệu chứng. Chẳng hạn, nếu thấy ho thì dùng thuốc long đờm, giảm ho hoặc khi chảy mũi, tắc mũi thì dùng nước muối sinh lý, thuốc co mạch, kháng histamin. Nếu sốt và đau họng thì uống pracetamol và nghỉ ngơi, uống nhiều nước...", phó giáo sư Dũng nói.
Tuy nhiên không phải ai cũng biết điều này hoặc biết nhưng vẫn dùng kháng sinh, ngay cả với bác sĩ. Cũng chính vì thế, việc sử dụng kháng sinh hợp lý trong các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp trên được chọn là một trong những nội dung sẽ được thảo luận tại Hội nghị nhi khoa Việt-Mỹ trong 2 ngày 7-8/4, tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội).
Hội nghị lần này có sự tham dự của hơn 500 đại biểu gồm các bác sĩ nhi khoa trên toàn quốc và một số giáo sư đầu ngành trong lĩnh vực nhi khoa của Mỹ.
Nam Phương
Các bác sĩ hoàn toàn có thể dựa vào triệu chứng lâm sàng, xét nghiệm để phân biệt bệnh do virus hay do vi khuẩn. Ví dụ với bệnh viêm họng - amidan cấp thì tác nhân gây bệnh do virus chiếm đến 70-80%, sau đó là liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A, phó giáo sư Dũng cho biết.
Nếu là do virus, người bệnh có thể có các biểu hiện như: viêm kết mạc, chảy mũi, ho, tiêu chảy, ban dạng virus... Còn nếu do vi khuẩn thì các triệu chứng thường gặp là: sốt trên 38,5 độ C, sưng đau hạch cổ, đau đầu, nốt xuất huyết ở vòm, đau bụng, khởi bệnh đột ngột (dưới 12 giờ), chất xuất tiết ở họng, amidan...
"Nếu là bệnh do virus thì không cần dùng kháng sinh. Thay vào đó, người bệnh chỉ cần dùng các thuốc có tác dụng điều trị triệu chứng. Chẳng hạn, nếu thấy ho thì dùng thuốc long đờm, giảm ho hoặc khi chảy mũi, tắc mũi thì dùng nước muối sinh lý, thuốc co mạch, kháng histamin. Nếu sốt và đau họng thì uống pracetamol và nghỉ ngơi, uống nhiều nước...", phó giáo sư Dũng nói.
Tuy nhiên không phải ai cũng biết điều này hoặc biết nhưng vẫn dùng kháng sinh, ngay cả với bác sĩ. Cũng chính vì thế, việc sử dụng kháng sinh hợp lý trong các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp trên được chọn là một trong những nội dung sẽ được thảo luận tại Hội nghị nhi khoa Việt-Mỹ trong 2 ngày 7-8/4, tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội).
Hội nghị lần này có sự tham dự của hơn 500 đại biểu gồm các bác sĩ nhi khoa trên toàn quốc và một số giáo sư đầu ngành trong lĩnh vực nhi khoa của Mỹ.
Nam Phương
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình