Hotline 24/7
08983-08983

Có cần thay thế thuốc trị loãng xương?

Tôi năm nay 72 tuổi, đã dùng thuốc bisphosphonat điều trị loãng xương được 5 năm.

Qua tìm hiểu thông tin, tôi được biết là không được dùng bisphosphonat quá 5 năm. Vậy xin bác sĩ tư vấn giúp nếu không dùng thuốc này thì tôi cần dùng thuốc gì để duy trì chống loãng xương.

Nguyễn Minh Hòa (Bình Phước)

Có cần thay thế thuốc trị loãng xương? 1
Đo mật độ xương cho bệnh nhân

Điều trị loãng xương cần căn cứ vào kết quả đo mật độ xương, theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới, khi giá trị T-Score nhỏ hơn -2,5 có thể chẩn đoán là loãng xương và bệnh nhân cần phải dùng thuốc điều trị. Ngoài ra, quyết định điều trị còn dựa vào có gãy xương hay không gãy xương, mỗi độ tuổi lại lựa chọn thuốc điều trị khác nhau (thường chia các độ tuổi như: tuổi 50 - 60, tuổi 60 - 80 và trên 80 tuổi). Khi đã dùng một loại thuốc chống loãng xương quá thời gian quy định, bác cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra bệnh và dùng thuốc tiếp theo.

Ở phụ nữ loãng xương, sau mãn kinh, để chống hủy xương có thể lựa chọn thuốc điều hòa chọn lọc thụ thể estrogen (selective estradiol reesceptor modulator - SERM), raloxifen (evista) uống 1 viên mỗi ngày. Raloxifen có tác dụng giảm mất xương, tăng mật độ xương và giảm tỷ lệ gãy đốt sống. Thời gian điều trị phụ thuộc vào hiệu quả và tác dụng không mong muốn của thuốc điều trị. Thời gian điều trị đối với thuốc này tối đa là 4 năm.

Ngoài ra, bác cũng có thể lựa chọn một loại thuốc như protelos 2g (ranelate de strontium), thuốc có tác dụng tăng tạo xương, giảm hủy xương, tăng tạo mật độ xương ở cột sống thắt lưng và cổ xương đùi. Thuốc uống sau bữa ăn tối 2 giờ, uống xa bữa ăn tối. Thời gian điều trị tối đa của thuốc này là 5 năm.

Ở mỗi bệnh nhân, sự dung nạp thuốc là rất khác nhau, vì vậy, luôn luôn cần có sự kiểm soát của thầy thuốc chuyên khoa. Trong quá trình điều trị có thể có các bệnh kèm theo, khi đó, thầy thuốc có thể sẽ lựa chọn thuốc khác phù hợp với từng tuổi, giới, mức độ mất xương và tình trạng bệnh nhân có gãy xương hay không để thầy thuốc lựa chọn thuốc phù hợp nhất. Bác cần đến tái khám ở bác sĩ chuyên khoa xương khớp để có được thuốc cũng như chế độ sinh hoạt, ăn uống... thích hợp nhất.

AloBacsi.vn 
Theo TS.BSCKII. Mai Thị Minh Tâm - Sức khỏe & Đời sống

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X