Có cách nào giúp cháu chữa chứng hay quên, chậm hiểu, AloBacsi ơi?
Cháu thường hay quên, ít tập trung. Mỗi lần tập trung đầu cháu rất nặng. Bệnh này khiến cháu chậm hiểu, không được năng động. Mong AloBacsi tư vấn giúp cháu cách cải thiện.
Mỗi lần cố gắng tập trung thì đầu lại càng nặng thêm. Giống như có cái gì đè trong đầu vậy. Cháu bị như vậy đã rất lâu rồi. Bệnh ấy khiến cháu rất chậm chạp, chậm hiểu, không được năng động. Một chuyện phải đi lặp lại 2-3 lần cháu mới hiểu.
Cháu cảm thấy mình luôn buồn phiền, không muốn nói chuyện với mọi người. Cháu cảm thấy ngại khi tiếp xúc với họ. Bệnh ấy khiến trí nhớ của cháu rất kém. Tư duy cũng bị cạn kiệt. Căn bệnh đó khiến cháu học rất xa sút, học nào quên nấy. Vậy thưa BS, cháu phải làm gì để trị khỏi căn bệnh ấy? Có 1 tâm trí tỉnh táo, có trí nhớ tốt để học hành? Cháu cũng bị bệnh viêm xoang nhưng nhẹ. Bệnh viêm xoang có ảnh hưởng về trí nhớ của cháu không? Cháu cảm ơn BS!
Chào cháu,
Trước hết, cần xác định rằng bệnh viêm xoang không ảnh hưởng đến trí nhớ.
Trí nhớ và khả năng thông hiểu có thể do di truyền, môi trường, tổn thương ở não và sự luyện tập của mỗi người. AloBacsi không rõ những triệu chứng này mới xuất hiện gần đây, hay từ nhỏ cháu đã như vậy? Liệu có vấn đề căng thẳng, lo lắng nào đó trong cuộc sống đã ảnh hưởng đến cháu?
Dù gì đi nữa, những vấn đề của cháu có thể cải thiện nhờ luyện tập. Với một bài học mới, cháu nên ôn đi ôn lại nhiều lần thì mới nhớ được lâu. Nếu cảm thấy quá căng thẳng, nặng đầu thì nên nghỉ ngơi khoảng 15 phút rồi quay trở lại học.
Cháu cũng nên luyện tập thể thao, ăn uống đầy đủ chất dinh
dưỡng, ngủ đủ giấc để có đủ năng lượng học tập và sinh hoạt. Việc né tránh tiếp
xúc với mọi người sẽ tạo thành một vòng luẩn quẩn khiến cháu khó phát huy được
những ưu điểm của mình.
Hãy thử đưa ra những lý do khiến cháu ngại nói chuyện với mọi người, cháu có thể giải quyết được những lý do đó không? Ai cũng có ưu điểm và khuyết điểm, phải tìm ra (hay nhờ người khác tìm ra) khuyết điểm của mình thì mới tiến bộ được.
Nếu tình trạng của cháu vẫn kéo dài và ảnh hưởng đến cuộc sống, hãy thử tâm sự với một người thân, có thể là bạn bè, người trong gia đình. Nếu vẫn không giải quyết được, cháu cần gặp chuyên gia Tâm lý hoặc bác sĩ Tâm thần kinh.
Chúc cháu có một sức khỏe tốt và tinh thần minh mẫn.
Thân mến,BS Bùi Diễm Khuê - AloBacsi.vn
AloBacsi.vn
- nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa.
AloBacsi.vn
giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe.
Bạn đọc có thể ghi
kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết. Chân thành cảm ơn. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình