Hotline 24/7
08983-08983

Chuyên gia phân tích "yếu tố vàng" giúp trẻ hết biếng ăn, chậm lớn

Theo báo cáo của công cụ tìm kiếm Google trends, cụm từ “biếng ăn” hay “trẻ biếng ăn” được tìm kiếm rất phổ biến trong 5 năm gần đây tại Việt Nam. Điều này cho thấy mối quan tâm của các bậc cha mẹ là rất lớn. Vậy trẻ biếng ăn dẫn đến hệ lụy gì, có những giải pháp nào để khắc phục vấn đề này ở trẻ? Tất cả sẽ được ThS.BS Lê Thị Hải - Nguyên Giám đốc trung tâm dinh dưỡng, Viện dinh dưỡng Quốc gia phân tích và chia sẻ ngay sau đây.

Biếng ăn, kìm kẹp sự phát triển của trẻ

ThS.BS Lê Thị Hải - chuyên gia dinh dưỡng cho biết có thể xếp các nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn vào 2 nhóm chính đó là biếng ăn do sinh lý và biếng ăn do bệnh lý.Trẻ biếng ăn lâu ngày có thể dẫn đến những hậu quả vô cùng nghiêm trọng như:

Trẻ suy dinh dưỡng

Khi trẻ biếng ăn, dễ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng. Biểu hiệu là trẻ còi cọc, thấp bé, lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ ở thời điểm hiện tại và tương lai. Theo nghiên cứu, trẻ suy dinh dưỡng lớn lên sẽ hạn chế về vóc dáng, thể lực,... có thể ảnh hưởng đến giao tiếp xã hội và hạn chế những cơ hội mà trẻ có được.

Một vấn đề đáng lo ngại hơn là khi trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trí não và khả năng nhận thức. Trẻ có biểu hiện chậm tiếp thu, phản xạ kém, khi cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của não bộ.

Biếng ăn kéo dài dẫn đến tình trạng trẻ suy dinh dưỡng, còi cọc

Suy giảm hệ miễn dịch

Một hệ lụy khiến nhiều cha mẹ lo lắng đó là trẻ biếng ăn, chậm lớn sẽ có hệ miễn dịch suy giảm. Giai đoạn đầu đời, hệ miễn dịch vốn non nớt chưa hoàn thiện, trẻ có khoảng trống miễn dịch nên dễ bị tác động, tổn thương. Hệ miễn dịch càng trở nên yếu kém do không được bổ sung các dưỡng chất cần thiết.

Khi đó, trẻ dễ bị các tác nhân xấu từ môi trường xâm nhập và các yếu tố nội tại bên trong cơ thể, khiến trẻ dễ mắc bệnh. Phổ biến là suy giảm hệ miễn dịch: bệnh về đường hô hấp, bệnh nhiễm trùng,...Theo thống kế, trẻ biếng ăn có nguy cơ viêm nhiễm đường hô hấp cao hơn 45% so với các trẻ thông thường.

Chuyên gia phân tích trẻ biếng ăn có thể dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch

Ảnh hưởng đến tâm lý

Hậu quả thứ ba mà trẻ có thể mắc phải đó là ảnh hưởng đến tâm lý. Trẻ dễ có biểu hiện mệt mỏi, buồn rầu, phản ứng chậm chạp. Với những trẻ có độ tuổi lớn hơn, có thể xuất hiện những suy nghĩ tiêu cực, không hứng thú tham gia các hoạt động giải trí, vui chơi. Trẻ hạn chế tiếp xúc xã hội. Nhiều trẻ biếng ăn lâu dài có thể sinh ra xu hướng cáu gắt, lập dị, rối loạn cảm xúc.

“Yếu tố vàng” giúp trẻ hết biếng ăn, chậm lớn

Có lẽ thông tin mà được nhiều bậc phụ huynh quan tâm nhất chính là lời khuyên, giải pháp từ chuyên gia để cải thiện tình trạng biếng ăn của trẻ. Theo ThS.BS Lê Thị Hải - Nguyên Giám đốc trung tâm dinh dưỡng, viện dinh dưỡng Quốc gia, việc đầu tiên, quan trọng nhất các mẹ cần thực hiện ngay từ những năm tháng đầu đời đó là cung cấp cho trẻ đầy đủ sữa mẹ.

Sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng quý giá nhất cho trẻ, đặc biệt là sữa non được tiết ra trong những ngày đầu sau sinh. Bởi sữa non chứa hàm lượng dinh dưỡng cao như protein, vitamin, đặc biệt các chất kháng khuẩn như Lactoferrin cùng các kháng thể như IgA, IgE, IgM, IgG giúp bổ sung dinh dưỡng và tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.

Bên cạnh đó, cha mẹ nên cung cấp cho trẻ một chế độ dinh dưỡng cân bằng, đầy đủ với các nhóm chất: chất bột đường, chất béo, chất xơ, chất đạm trong bữa ăn hằng ngày.

Các mẹ cần lưu ý tỷ lệ dinh dưỡng giữa các nhóm chất là:

● Chất bột đường: chiếm 50% tổng nhu cầu năng lượng hàng ngày của trẻ

● Chất béo: nhu cầu chất béo chiếm 30-40% thực đơn hàng ngày của trẻ

● Chất đạm: Trẻ dưới 1 tuổi cần 2,2g đạm/ ngày. Trẻ từ 1 - 2 tuổi cần 1,7g. Trong đó, cần ưu tiên nguồn đạm động vật (trên 60%).

● Chất xơ: Rau củ quả là nguồn cung cấp chất xơ cần thiết cho trẻ chống lại táo bón, giúp tăng sức đề kháng.

Tuy nhiên, chuyên gia cũng nhấn mạnh rằng không phải mẹ nào cũng có thể bổ sung đầy đủ các dưỡng chất đó cho con. Đặc biệt với những trẻ không được bú sữa mẹ, hay sữa non đầy đủ trong 6 tháng đầu.

Vì vậy, việc bổ sung các sản phẩm có chứa đầy đủ sữa non và các chất dinh dưỡng cho trẻ là điều cần thiết. ThS.BS Lê Thị Hải cho biết đó là sự kết hợp hoàn hảo hai trong một, được gọi là sữa non công thức, chính là  “yếu tố vàng” giúp trẻ hết biếng ăn, chậm lớn.

Thành phần sữa non có trong Mama sữa non Star Biotic là “yếu tố vàng” giúp trẻ hết biếng ăn, chậm lớn

Trong đó phải kể đến sản phẩm được rất nhiều bà mẹ tin dùng hiện nay đó là Mama sữa non Star Biotic. Với hàm lượng sữa non vượt trội 8000mg trong 100 gam sữa, được công ty Cổ phần G&P Mama sữa non nhập khẩu từ tập đoàn hàng đầu tại Mỹ - APS Bio Group.

Bên cạnh đó, các thành phần khác của Mama sữa non Star Biotic cũng được ThS.BS Lê Thị Hải đánh giá rất cao: cung cấp các kháng thể IgG, IgA, IgF, cùng 64 tỷ bào tử lợi khuẩn chịu được nhiệt độ tốt hơn so với lợi khuẩn (lên tới 80 độ C) và không bị chết khi đi qua dạ dày, giúp trẻ tăng cường hấp thu, hỗ trợ tiêu hóa, giúp khắc phục tính biếng ăn của trẻ.

Cùng với 11 loại (vitamin A, D3, K2,...), 12 loại acid amin (DHA, Taurine, Choline,...), 11 loại khoáng chất (kẽm, sắt, canxi,...), được ví như thức uống hoàn hảo cho sự phát triển của trẻ.

Để được tư vấn, độc giả vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 1800 1716 hoặc truy cập website: https://starbiotic.gpfrance.vn/

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X