Chuyên gia chia sẻ cách chăm sóc trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ ho, sổ mũi ngày Tết
Thời điểm giao mùa đông xuân trùng với Tết Nguyên đán trẻ thường xuyên bị ho, sổ mũi. Chuyên gia sẽ hướng dẫn phụ huynh phương pháp chăm sóc đúng cách để trẻ đón Tết an lành.
Tết đến, xuân về… trẻ nhỏ ho, sổ mũi nhiều
Theo TS.BS Nguyễn Thị Anh Xuân - Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam- Cuba, Tết đến vào thời điểm giao mùa đông xuân, thời tiết lạnh sâu, mưa phùn, nồm ẩm. Nhiệt độ môi trường thay đổi với độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi cho virus, vi khuẩn, nấm phát triển. trẻ nhỏ nhất là trẻ sơ sinh sức đề kháng kém, cơ thể chưa thích nghi kịp, dễ nhiễm lạnh, với các dấu hiệu điển hình: ho, sổ mũi , sốt.
Ngày tết, trẻ có lịch trình di chuyển nhiều như du lịch, về quê thăm ông bà, sắm Tết, nên tiếp xúc với rất nhiều người dễ bị lây nhiễm bệnh về đường hô hấp. Trẻ càng nhỏ thì các dấu hiệu này nhanh chuyển biến xuống viêm đường hô hấp dưới: viêm phế quản, viêm phổi…
Đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, lỗ mũi và ống mũi hẹp, khoang hầu nhỏ và ngắn, chức năng hàng rào niêm mạc mũi chưa hoàn thiện. Do đó không khí thở vào không được lọc sạch và sưởi ấm đầy đủ, khi gặp không khí lạnh chất nhầy ở mũi khô và dính hơn, khiến cho trẻ dễ bị ho, sổ mũi. Ho là phản xạ bảo vệ cơ thể, giúp tống xuất ra các chất tiết từ đường thở của trẻ. Phụ huynh cũng không nên vội vàng thuốc giảm ho nhanh để cắt cơn ho, cẩn trọng khi chọn siro ho cho trẻ sơ sinh.
Đối với trẻ nhỏ, bác sĩ Anh Xuân cho rằng, tùy vào tình trạng sức khỏe của trẻ và tình hình thời tiết mà bố mẹ cho trẻ ở nhà hay đi học, đi chơi Tết. Không nên lạnh là giữ trẻ trong nhà, có thể cho trẻ ra ngoài để vận động, tham gia vào hoạt động ngày Tết để rèn luyện sức đề kháng. Quan trọng là có biện pháp chăm sóc sức khỏe cho trẻ như sử dụng siro ho cảm thảo dược, dầu tràm - khuynh diệp để giữ ấm cơ thể và giúp trẻ ít bị ho, sổ mũi khi gặp mưa lạnh.
Chọn đúng siro ho cảm là bí quyết trẻ ít ho, sổ mũi
Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ bị ho, sổ mũi, khiến cho bố mẹ sốt ruột nên tìm cách giảm ho cho trẻ bằng các loại thuốc ho, siro ho mà không đọc kỹ thành phần, nhãn mác của sản phẩm. Bác sĩ Xuân khẳng định rằng, nhiều trường hợp ho không nên lạm dụng các loại thuốc kháng sinh, thuốc ho, chỉ cần dùng siro ho cảm thảo dược hỗ trợ giảm ho, loãng đờm cho trẻ, nhưng có rất ít sản phẩm dùng được cho trẻ sơ sinh.
Đặc biệt, khuyến cáo các bậc phụ huynh nên thận trọng khi cho trẻ nhỏ dùng siro trị ho có chứa tinh dầu cineol, được cảnh báo không dùng được cho trẻ dưới một tuổi. Một số thuốc ho phổ biến trên thị trường còn chứa các dược liệu có hoạt lực mạnh nhưng độc tính cao, có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Danh mục dược liệu độc tính có nguồn gốc thực vật, một số dược liệu có độc như: bán hạ bắc, ma hoàng, khổ hạnh nhân… không thích hợp dùng cho trẻ nhỏ.
Mẹ nên lựa chọn siro ho cảm thảo cho trẻ uống được chứng nhận an toàn cho trẻ sơ sinh, giúp giảm nhẹ triệu chứng ho, sổ mũi. Chẳng hạn như Siro ho cảm Ích Nhi phát triển từ bài thuốc dân gian được nhiều mẹ tin dùng cho trẻ với các thành phần Quất (tắc), Húng chanh (tần dày lá), Cát cánh, Gừng… Sự kết hợp từ dịch chiết của các vị dược liệu tạo nên siro ho cảm hỗ trợ giải cảm, giảm ho, tiêu đờm. Trường hợp trẻ bị ho, đờm sổ mũi được bác sĩ chỉ định dùng kháng sinh, hoàn toàn kết hợp được với siro ho cảm để tăng cường hiệu quả điều trị.
Chuyên gia khuyến cáo, chọn siro thảo dược cho trẻ sơ sinh cần đảm bảo từ khâu nguyên liệu sạch đến công nghệ sản xuất hiện đại. Theo đó, tiêu chuẩn cao nhất về dược liệu để bào chế siro ho cảm là đạt chuẩn GACP-WHO và sản xuất tại nhà máy với dây chuyền sản xuất đạt chuẩn GMP-WHO.
Tips chăm sóc trẻ ngày Tết đúng cách từ chuyên gia
Theo Bác sĩ Anh Xuân, bên cạnh cho trẻ sơ sinh uống đúng siro ho cảm, để chăm sóc trẻ bị ho, sổ mũi ngày Tết, bố mẹ cần thực hiện các biện pháp sau:
Cho trẻ ăn, ngủ đủ giấc: Dù cuối năm bận rộn với công việc, sắm Tết hay lên kế hoạch cho chuyến đi chơi xa, ba mẹ cần chú ý lên lịch hợp lý để trẻ được ăn uống sinh hoạt, ngủ nghỉ đúng lịch. Khi trẻ được ăn uống đầy đủ, uống nhiều nước, bổ sung chất dinh dưỡng, ngủ đúng giờ sẽ giúp tăng sức đề kháng, hạn chế ốm vặt.
Trữ sẵn siro ho cảm thảo dược: Trước khi nghỉ Tết phụ huynh chuẩn bị sẵn các loại thuốc thiết yếu, thuận tiện mang cho trẻ dùng ngay khi bị bệnh như: thuốc hạ sốt, oresol, bông băng gạc, siro ho cảm Ích Nhi dạng gói, viên ngậm Ích Nhi tiện lợi để vào balo cho trẻ mang theo khi đi chơi xa.
Vệ sinh mũi thông thoáng: Làm sạch dịch mũi cho bé bằng cách nhỏ, hút mũi để loại bỏ dịch tiết khỏi hốc mũi cho trẻ. Mẹ có thể sử dụng bông mềm thấm ẩm bằng nước muối sinh lý, quấn thành bấc sâu kèn để lấy dịch mũi cho bé. Với trẻ sơ sinh và nhũ nhi còn quá nhỏ nên cha mẹ không tự ý rửa mũi cho trẻ bằng bình rửa mũi để tránh trẻ bị sặc và viêm tai giữa.
Thoa dầu Tràm - Khuynh diệp Ích Nhi: Khi trẻ bị nhiễm lạnh, cha mẹ nên thoa tinh dầu vào gan bàn chân, lưng vị trí 2 lá phổi, phần ngực... giúp làm ấm, phòng hơi lạnh xâm nhập vào cơ thể trẻ.
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình