Chuyện ấy rất “sung”, nhưng sao không thể có con?
Tôi 30 tuổi, lập gia đình được ba năm, trong chuyện ấy rất “sung”, vợ tôi hài lòng, nhưng không hiểu vì sao tôi lại không thể có con.
- Vô tinh bế tắc: tinh hoàn vẫn sản xuất tinh trùng, nhưng tắc nghẽn đường ra. Có thể gặp ở bệnh nhân đã triệt sản, tắc ống dẫn tinh hậu viêm, bẩm sinh không có ống dẫn tinh, tắc những vi ống tại tinh hoàn.
- Vô tinh không bế tắc: tinh hoàn không sản xuất tinh trùng, đường dẫn tinh còn nguyên vẹn. Có thể gặp trong các trường hợp: hậu quai bị gây teo tinh hoàn, tổn thương hiện tượng sinh tinh tại tinh hoàn, giãn tĩnh mạch tinh gây teo tinh hoàn, tổn thương tinh hoàn sau hóa trị, xạ trị…
Những tiến bộ của khoa học hiện nay, đặc biệt trong lĩnh vực Nam khoa, đã giúp điều trị các nguyên nhân vô sinh nam, xin điểm qua các phương pháp điều trị như sau:
1. Phẫu thuật phục hồi đường dẫn tinh
- Nối ống dẫn tinh sau triệt sản: BS sử dụng chỉ prolen 8.0 - 10.0 để nối hai đầu ống dẫn tinh sau triệt sản bằng kỹ thuật vi phẫu, tỷ lệ thành công sau phẫu thuật đạt 90% và tỷ lệ có thai khoảng 80%. Thời gian phẫu thuật khoảng 90 phút, bệnh nhân nằm viện khoảng một ngày.
- Nối ống dẫn tinh - mào tinh: đây là một trong những kỹ thuật phức tạp nhất trong điều trị vô tinh bế tắc, đòi hỏi phẫu thuật viên phải có nhiều kinh nghiệm để nối trực tiếp ống dẫn tinh vào những vi ống trên mào tinh dưới kính hiển vi, tạo sự “thông thương” cho đường dẫn tinh. Thời gian phẫu thuật khoảng 120 phút, nằm viện khoảng một ngày. Tỷ lệ thành công khoảng 67% - 80%.
- Nối chéo ống dẫn tinh: với những bệnh nhân có hiện tượng tắc ống dẫn tinh một bên và một bên nhiều chỗ, có thể tiến hành nối bằng cách nối hai chỗ cắt lại với nhau hoặc ống dẫn tinh - mào tinh tận bên để tạo sự “thông thương”.
2. Phẫu thuật cải thiện số lượng và chất lượng tinh trùng
- Phẫu thuật cột tĩnh mạch tinh vi phẫu: áp dụng với bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch tinh. Bệnh lý này làm tăng nhiệt độ của tinh hoàn cũng như tổn thương quá trình sinh tổng hợp tinh trùng tại tinh hoàn. Tỷ lệ thành công của phẫu thuật này khoảng 60% - 80% và tỷ lệ có thai tự nhiên khoảng 40% - 60%, thời gian phẫu thuật 60 phút, nằm viện khoảng một ngày.
Đối với những trường hợp tinh hoàn sinh tinh kém thì phẫu thuật này cũng mang lại một niềm hy vọng, tỷ lệ thành công khoảng 22% - 27%.
3. Phẫu thuật hỗ trợ sinh sản
- Hút tinh trùng mào tinh qua da: với những trường hợp vô tinh bế tắc mà ngoại khoa không thể can thiệp để phục hồi đường dẫn tinh cũng như các trường hợp bất sản ống dẫn tinh bẩm sinh, BS sẽ tiến hành thực hiện hút tinh trùng mào tinh qua da, phối hợp thực hiện thụ tinh ống nghiệm. Thời gian thực hiện khoảng 15 phút, bệnh nhân được gây tê tại chỗ rồi dùng kim để hút tinh trùng mào tinh. Bệnh nhân có thể về trong ngày.
- Trích tinh trùng tinh hoàn: vô tinh do tắc tại tinh hoàn, nhưng không muốn thực hiện phẫu thuật phục hồi đường dẫn tinh, các BS sẽ làm tiểu phẫu nhỏ ở bìu, lấy mô tinh hoàn của bệnh nhân để phân lập tìm tinh trùng và thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm. Thời gian làm thủ thuật khoảng 30 phút, bệnh nhân có thể về trong ngày.
AloBacsi.vn
BS Mai Bá Tiến Dũng
(Phó khoa Nam học, BV Bình Dân, TPHCM)
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình