Chớ coi thường hiện tượng tê buồn chân tay
Tê buồn chân tay là hiện tượng khá phổ biến, từ những dạng tê thông thường, nhất thời đến tình trạng nghiêm trọng kèm theo cảm giác đau buốt, khó chịu.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tê buồn chân tay, một hiện tượng gây khó chịu cho khá nhiều người. Trong đó, có những nguyên nhân mà người bệnh có thể tự điều chỉnh được qua chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi.
Nhiều người thường
thấy có hiện tượng chân tay hay bị tê buồn, nhức mỏi. Nếu thỉnh thoảng
chỉ bị tê một lúc khi ngồi quá lâu thì cũng không quá khó chịu, nhưng họ
lại thấy hiện tượng này thường xuyên xảy ra, với cảm giác tê, mỏi, buồn
dưới da, trong xương cốt.
Theo các bác sĩ, tê buồn chân tay phản ánh nhiều vấn đề về sức khỏe như: tình trạng huyết áp thấp, ảnh hưởng của bệnh đái tháo đường và rối loạn chuyển hóa chức năng, viêm khớp, triệu chứng sớm của tâm thần…
Hiện tượng tê buồn chân tay cũng phản ánh tình trạng thiếu chất của cơ thể. Theo các bác sĩ, việc khắc phục hiện tượng này có thể thông qua điều chỉnh chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, luyện tập, nhưng quan trọng nhất là phải điều trị dứt điểm các căn bệnh là nguồn gốc dẫn đến hiện tượng này.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra các triệu chứng tê chân, tê tay. Tùy theo bệnh mà các triệu chứng này có thể kết hợp với các triệu chứng khác nhau. Một trong các nguyên nhân này như:
- Dinh dưỡng không đủ các sinh tố như B1, B12, Folic acid.
- Bị tổn thương các thần kinh ngoại vi do bệnh tiểu đường.
- Ðôi khi đứng lâu quá, ngồi xổm, ngồi vắt chân lên nhau hay ở một số các tư thế làm máu khó lưu thông, bị ứ đọng, sinh ra các chất a xít, cũng có thể làm chân tay bị tê buốt.
Như vậy, tê chân tay
là dấu hiệu của nhiều chứng bệnh song có khi là dấu hiệu tê sinh lý bình
thường. Triệu chứng tê chân tay thường xuất hiện từ đầu ngón đến các
chi với cảm giác tê rần như bị châm chích.
Cảm giác tê tăng dần, lan dần bàn tay, cổ tay, cánh tay và tương tự ở chi dưới. Nếu là tê chân tay sinh lý, thì bạn nên vận động nhẹ nhàng chân tay, xoa bóp thư giãn các chi, vùng vẫy tay chân, đi lại xung quanh. Nên chú ý các thành phần của các loại thuốc mình đang dùng.
Triệu chứng tê bì này
kéo dài, thường xuyên xảy ra và tiến triển nặng hơn thì nên được khám để
điều trị sớm các bệnh lý để tránh hiện tượng teo cơ, hậu bại dẫn tới
liệt. Bên cạnh đó, chế độ ăn cần được bổ sung đầy đủ vi khoáng chất như:
đậu tương, đậu xanh, lạc vừng, rau diếp, lòng đỏ trứng.
Theo
Kim Hải - VTV
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình