Hotline 24/7
08983-08983

Chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ tăng động

Trẻ tăng động là nỗi lo lắng của nhiều bậc phụ huynh, các phương pháp điều trị ưu tiên cho hội chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) ở trẻ nhỏ vẫn là liệu pháp giáo dục hành vi kết hợp với chế độ dinh dưỡng lành mạnh.

Tăng động giảm chú ý (ADHD) là một trong những rối loạn thần kinh phức tạp thường gặp ở trẻ. So với trẻ cùng lứa tuổi và mức độ phát triển, trẻ mắc ADHD có khả năng duy trì chú ý suy giảm và tăng mức độ xung động.

Hiện nay, chưa có cách chữa trị ADHD dứt điểm. Tuy nhiên, một số can thiệp về y tế và tâm lý có thể giảm sự ảnh hưởng của rối loạn này đối với trẻ. Can thiệp sớm và đúng giúp trẻ tiến bộ, thay đổi tích cực cũng như giảm thiểu khó khăn trong học tập.

Dinh dưỡng là nhu cầu cơ bản nhất của trẻ, bất kể trẻ đang gặp vấn đề về tâm lý hay thể chất nào. Bên cạnh sự hỗ trợ các bác sỹ và chuyên gia tâm lý, cha mẹ của trẻ tăng động giảm chú ý cần chủ động nâng cao khả năng tập trung và thế mạnh cho con nhờ chế độ ăn uống hợp lý.

1. Trẻ bị tăng động nên ăn gì?

Thực đơn dinh dưỡng cho trẻ bị tăng động cần có một số thực phẩm sau:

a. Trái cây

Nghiên cứu cho thấy sự thiếu hụt vitamin C có thể làm tăng các triệu chứng của ADHD. Các loại trái cây có chứa vitamin C và chất chống oxy hóa rất tốt để làm dịu các giác quan của đứa trẻ hiếu động của bạn. Bao gồm quả việt quất, cam, dâu tây, ổi,… sẽ không chỉ giúp thư giãn các tế bào não mà còn đảm bảo ngăn chặn việc sản xuất hormone căng thẳng.

b. Các loại hạt

Hãy tạo thói quen cho con bạn ăn ít nhất 4-5 loại hạt tốt cho sức khỏe. Nó không chỉ giúp làm dịu hệ thần kinh mà còn đảm bảo sự phát triển thích hợp của não bộ của con bạn. Quả óc chó, hạnh nhân, hạt lanh hoặc hạt chia đều là nguồn dinh dưỡng rất giàu axit béo omega-3 giúp cải thiện tế bào não của bạn.

c. Sữa và các sản phẩm từ sữa

Trong thực đơn dinh dưỡng của trẻ bị tăng động không thể thiếu sữa. Bởi sữa chứa nhiều canxi và magiê, đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường dẫn truyền thần kinh của não, do đó, cải thiện chức năng não của trẻ. Uống một ly sữa hàng ngày sẽ giúp duy trì và kiểm soát hành vi hiếu động của con bạn. Ngoài ra, những chế phẩm khác từ sữa cũng là nguồn bổ sung vô cùng lý tưởng cho trẻ.

d. Các loại rau lá xanh

Bao gồm bông cải xanh, rau bina và các loại rau lá xanh khác. Sự kết hợp của các loại vitamin và khoáng chất khác nhau có trong các loại rau lá xanh này có nhiệm vụ cải thiện các hoạt động trung tính và tăng cường hoạt động tổng thể của não bộ. Đặc biệt là vitamin B, vitamin B6 làm tăng tổng hợp dopamine trong não, giúp cải thiện sự tỉnh táo ở trẻ ADHD.

e. Trứng và thịt nạc

Chế độ ăn giàu protein rất được khuyến khích cho những trẻ hiếu động, bốc đồng và nóng nảy. Bởi protein “tốt” giúp tăng chất dẫn truyền thần kinh của não. Từ đó cải thiện các triệu chứng ADHD. Trứng, chuối, thịt nạc, đậu nành là nguồn bổ sung protein tốt nhất có thể thúc đẩy hoạt động của não bộ. Đồng thời, cải thiện sự tỉnh táo, bình tĩnh và thư giãn các dây thần kinh và kiểm soát sự tổng hợp của các hormone căng thẳng.

f. Các loại cá béo

Cá hồi, cá trích, cá thu,… là nguồn bổ sung acid béo Omega 3 tuyệt vời cho trẻ nhỏ. Đặc biệt là trẻ bị ADHD. Nghiên cứu cho thấy, nhóm trẻ bị ADHD trong não có ít hàm lượng Omega 3 hơn so với nhóm còn lại. Chưa có điều gì chắc chắn cho việc thiếu hụt Omega 3 gây nên ADHD. Tuy nhiên, thực đơn dinh dưỡng giàu Omega 3 có thể cải thiện sự chú ý, tập trung và trí nhớ làm việc ở trẻ ADHD.

Ngoài các loài cá và dầu cá, mẹ có thể bổ sung Omega 3 cho bé từ thực vật. Bao gồm: hạt lý chua đen, đậu nành, hạt chia, hạt lanh, hạt óc chó,…

Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng giúp phát triển chiều cao cho tuổi dậy thì

2. Một số loại thực phẩm trẻ tăng động nên tránh

Sức khỏe, thực phẩm và dinh dưỡng có thể tạo ra sự khác biệt đáng kể trong cuộc sống của cả trẻ em và người lớn đã được chẩn đoán mắc chứng ADHD. Khi trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý, chế độ ăn của trẻ cần tuân theo một số quy tắc như sau:

a. Giảm tăng đường huyết và bổ sung protein

Do protein sản xuất chất dẫn truyền thần kinh, các chất hóa học do tế bào não tiết ra để liên lạc với nhau. Ngược lại, nếu hạ đường huyết, bé sẽ giải phóng hormone căng thẳng dẫn đến cáu kỉnh.

b. Bổ sung Omega 3

Ba mẹ nên bổ sung axit béo omega-3 (ví dụ như cá hồi…) vào chế độ ăn của trẻ. Vì omega 3 có thể cải thiện một số khía cạnh của hành vi ADHD: hiếu động thái quá, bốc đồng và tập trung.

c. Duy trì sắt, kẽm, magie trong cơ thể

Duy trì mức sắt ổn định trong máu có thể kiểm soát được các triệu chứng ADHD. Ba mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ về vấn đề này.

Kẽm và magie cũng là hai khoáng chất có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các triệu chứng ADHD. Magie được sử dụng để tạo ra chất dẫn truyền thần kinh liên quan đến sự chú ý và tập trung, có tác dụng làm dịu não.

d. Cắt giảm đường, kẹo ngọt

Hạn chế trẻ ăn đường, kẹo ngọt do các thực phẩm này có thể khiến trẻ trở nên hiếu động hơn.

e. Sử dụng thảo mộc

Thử một số loại thảo mộc hữu ích bao gồm bạch quả, nhân sâm. Các loại quả này được khuyến nghị có thể kiểm soát các triệu chứng ADHD.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BS Trịnh Ngọc Bình - Phó ban AloBacsi Cộng đồng

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X