Hotline 24/7
08983-08983

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu mắc tiểu đường

Các loại thực phẩm và đồ uống dành cho bạn nên đa dạng, đủ tinh bột và ít chất béo.

Lưu ý về carbohydrate

Có hai loại carbohydrate cung cấp năng lượng cho bạn. Đó là:

- Carbohydrate phức tạp (còn gọi là tinh bột).

- Carbohydrate đơn giản (còn gọi là đường).

Đôi khi, các carbohydrate phức tạp được mô tả như carbohydrate tốt và carbohydrate đơn giản là xấu nhưng điều này không hoàn toàn chính xác.

Carbohydrate đơn giản bao gồm thêm mật ong, cũng như đường tự nhiên, được tìm thấy trong quả và sữa. Ăn nhiều quả tươi và một số sản phẩm sữa là một điều lành mạnh cho thai phụ.

Nếu bạn bị tiểu đường thai kỳ và ăn quá nhiều các loại thực phẩm, đồ uống chứa đường, sẽ rất khó để kiểm soát lượng đường trong máu của bạn. Các chuyên gia khuyên, ít nhất một nửa năng lượng trong khẩu phần ăn nên đến từ carbohydrate, chủ yếu là các carbohydrate tinh bột, gồm: gạo; bánh mì; mì ống; các loại ngũ cốc; khoai tây.

Các loại thực phẩm và đồ uống dành cho bạn nên đa dạng, đủ tinh bột và ít chất béo. Bạn không nên ăn thêm đường, mặc dù bạn không phải cắt giảm đường hoàn toàn. Tốt nhất bạn nên ăn hoa quả, đặc biệt là nước ép hoa quả, sữa và sữa chua như một phần của dinh dưỡng hàng ngày. Cơ thể bạn sẽ hấp thụ các loại đường đơn giản trong nước quả hoặc sữa chậm hơn. Đó là bởi vì đường được trộn lẫn với các yếu tố chẳng hạn như chất xơ và protein.

Chỉ số đường huyết (GI) và thực phẩm

Chỉ số đường huyết (GI - glycaemic index) của một loại thực phẩm là chỉ lượng đường (glucose) từ thực phẩm đó ngấm vào máu ở mức độ nào sau khi ăn. Thực phẩm có GI thấp là những thực phẩm giàu chất xơ, giúp bạn quản lý bệnh tiểu đường. Những thực phẩm này khiến cơ thể mất nhiều thời gian để tiêu hóa và glucose được giải phóng từ từ vào máu.

- Các thực phẩm có GI thấp như mì ống làm bằng bột lúa mì; táo, cam, lê, đào; đậu đỗ; ngô ngọt; cháo...

- Các thực phẩm có GI cao như khoai tây nướng; bánh bột ngô; gạo trắng; bánh mì...

Chọn đồ ăn với chỉ số GI thấp có thể có thể giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn phải tránh loại thực phẩm có GI cao.

Thực phẩm có GI cao trộn với các loại thực phẩm GI thấp có thể làm giảm tốc độ glucose được phát hành vào máu. Ví dụ về các loại thực phẩm được làm theo cách này là: bơ phết vào bánh mì nướng; khoai tây ăn kèm đậu đỗ.

Cải thiện chế độ ăn uống

Ăn một bữa sáng khoa học: Một bữa sáng lành mạnh giúp điều chỉnh nồng độ đường trong máu của bạn trong suốt buổi sáng. Hãy thử để có một bữa ăn sáng với thực phẩm có GI thấp.

Cháo là một lựa chọn tốt bởi vì nó giải phóng năng lượng chậm và đồng đều. Hoặc bạn có thể chọn ngũ cốc nguyên cám và bánh mì, ăn kèm một thực phẩm giàu protein như một quả trứng luộc hoặc sữa chua ít chất béo.

Đồ ăn có GI cao như bánh mì nướng, ăn cùng đường trắng và mứt có thể nhanh chóng tăng lượng đường trong máu của bạn.

Ăn nhiều loại thức ăn trong ngày: Ăn các bữa chính và bữa phụ với lượng trung bình mỗi ngày. Bạn cũng có thể ăn 2-4 bữa ăn nhẹ, bao gồm bữa nhẹ buổi tối để giữ cho lượng đường trong máu ổn định.

Ăn thực phẩm nhiều chất xơ: Những thực phẩm này có xu hướng chứa GI thấp. Điều này giúp giữ lượng đường trong máu của bạn không tăng quá cao sau bữa ăn. Thực phẩm nhiều chất xơ bao gồm: quả tươi và rau quả; bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt; đậu Hà Lan và các loại đậu khác.

Ăn năm phần rau củ quả mỗi ngày: Hãy chắc chắn rằng bạn có ít nhất là năm phần quả và rau mỗi ngày: thêm quả vào bữa sáng của bạn; chọn hai loại rau trong bữa ăn chính của bạn.

Cắt giảm chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa: Sử dụng dầu olive hoặc dầu hướng dương để nấu ăn và trộn salad; Luộc, hấp thức ăn thay vì chiên xào; Cắt chất béo từ thịt.

Không bỏ bữa ăn: Hãy thử ăn các bữa tại cùng một thời điểm mỗi ngày và có cùng một lượng thức ăn. Điều này sẽ giúp lượng đường trong máu của bạn ổn định hơn.

Không ăn quá nhiều thức ăn có đường: Hãy thử cắt giảm hoặc bỏ kẹo, thức uống có gas... Những thực phẩm này có chứa các loại đường đơn giản, nhanh chóng làm tăng lượng đường trong máu của bạn.

Bạn có thể pha loãng nước ép trái cây với nước lọc. Chỉ nên uống nước quả pha loãng một lần/ngày. Phần còn lại nên sử dụng nước lọc.

Khi tiểu đường không thể kiểm soát bằng ăn uống

Đôi khi, những thay đổi trong dinh dưỡng không đủ để kiểm soát lượng đường trong máu (chiếm khoảng 10-12% thai phụ bị tiểu đường). Khi ấy, bạn cần phải dùng thuốc. Bác sĩ sẽ kê toa thuốc hoặc tiêm insulin cho bạn.

Theo Ngọc Huê Mẹ và bé

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X