Chảy nước dãi: Dấu hiệu của tình trạng sức khỏe bất ổn
Chảy nước dãi là tình trạng rất phổ biến nhưng ít ai ngờ rằng, nó có thể là một tình trạng tiềm ẩn, liên quan đến rối loạn giấc ngủ hoặc tình trạng thần kinh.
Khi tuyến nước bọt tạo ra nước bọt vượt quá mức, được gọi là tình trạng hypersalivation. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì?
Tư thế ngủ
Tư thế ngủ của bạn có thể dẫn đến chảy nước dãi. Ví dụ, nếu bạn ngủ nghiêng một bên có thể dẫn đến chảy nước dãi.
Xoang mũi bị tắc
Nếu thường bị tắc nghẽn xoang, nghẹt mũi hoặc bị cảm lạnh và nhiễm trùng thì bạn có nhiều khả năng chảy nước dãi hơn. Xoang mũi tắc nghẽn khiến bạn thở ra từ miệng kèm nước dải từ đó cũng chảy theo.
Ngưng thở khi ngủ
Tình trạng này được coi là một rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng, trong đó cơ thể của bạn thỉnh thoảng ngưng thở. Tình trạng này dẫn đến chảy nước dãi vì nó tạo ra nước bọt dư thừa.
Rối loạn nuốt nước bọt
Một số người mắc các bệnh như bệnh đa xơ cứng, Parkinson và nhiều loại bệnh ung thư khác nhau có thể gặp khó khăn trong việc nuốt nước bọt, nước bọt chảy ra nhiều hơn.
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Đây là một tình trạng mà lớp thực quản bị tổn hại và do đó, các axit tiêu hóa có xu hướng chảy ngược trở lại thực quản. Tình trạng này gây ra khó khăn khi nuốt, bạn cảm thấy như có một cục u trong cổ họng và dẫn đến chảy nước dãi.
Tác dụng phụ của thuốc
Dùng thuốc điều trị bệnh Alzheimer, thuốc kháng sinh và thuốc chống loạn thần như clozapine có thể có tác dụng phụ, kèm kích hoạt chảy nước dãi.
Các phương pháp khắc phục chứng chảy nước dãi
Chảy nước dãi có thể được điều trị bằng nhiều cách khác nhau bao gồm tiêm, phẫu thuật và các biện pháp khắc phục đơn giản.
Bạn cần uống đủ nước. Loại bỏ nghẹt mũi và cảm lạnh càng sớm càng tốt. Cố gắng thay đổi vị trí ngủ. Trao đổi với bác sĩ nếu bạn đang dùng thuốc điều trị bệnh thần kinh nào đó.
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình