Cách sử dụng thuốc dạng hỗn dịch
Hiện có một số loại kháng sinh dạng bột gọi là “BỘT PHA HỖN DỊCH UỐNG”. Dạng bào chế này đã gây lúng túng cho phụ huynh.
Không phải tự nhiên mà nhà sản xuất làm ra một dạng thuốc “khó sử dụng” như vậy. Ta nên biết rằng chỉ có thuốc dạng lỏng là thích hợp nhất cho trẻ con vì chúng dễ chia liều, dễ uống.
Tuy nhiên một số loại thuốc khi hòa tan trong nước, dễ hỏng, không bảo quản lâu được; một số có mùi vị khó chịu không tài nào dụ trẻ uống; hay một số uống vào thì cồn cào khó chịu… “BỘT PHA HỖN DỊCH UỐNG” đã khắc phục được những nhược điểm trên.
Pha với bao nhiêu nước?
Tất cả các lọ thuốc đều có in chữ: “BỘT PHA HỖN DỊCH UỐNG”. Điều đó có nghĩa là chúng ta phải cho nước vào trong lọ bột (thường là nước sôi để nguội).
Tùy theo mỗi loại thuốc sẽ có hướng dẫn riêng để lấy đúng lượng nước thích hợp. Phần lớn mỗi lọ thuốc đều có in hay dán mũi tên (có thể nằm ngang hay thẳng đứng) hay một vạch ngang, chúng ta chỉ cần đổ nước tới dấu chỉ đó là được. Sau đó cần phải lắc, để bột phân tán đều, và cho thêm nước cho đúng vạch. Mỗi lần cho trẻ uống ta cũng phải lắc đều.
Những con số: 15 mL, 30 mL hay 60 mL in trên nhãn thuốc không phải là lượng nước cần pha. Sau khi pha nước với bột như hướng dẫn, ta sẽ được một lọ thuốc nước có thể tích đúng như trên nhãn in.
Vì sao không tan?
Vì đây là HỖN DỊCH không phải DUNG DỊCH nên chỉ cần bột trộn đều với nước, không vón cục là được.
Muỗng nào đây?
Trong mỗi lọ thuốc đều có kèm một dụng cụ để lấy thuốc. Có thể là một bơm lấy thuốc, một cốc nhỏ (có chia vạch theo thể tích) hay muỗng lường (thường gọi là muỗng cà phê). Theo quy ước:
1 muỗng cà phê = 5mL.
½ (nửa) muỗng cà phê = 2,5 mL.
1 muỗng canh =10 mL.
Nếu dùng muỗng cà phê ở nhà thì lấy không đủ lượng thuốc rồi!
Bảo quản thuốc sau khi pha?
Thuốc phải bảo quản như thế nào hay sử dụng trong bao lâu phải tuân theo hướng dẫn riêng của nhà sản xuất. Thường thường sau khi pha nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, chúng ta có thể dùng ít nhất trong 5 ngày. Kết thúc đợt điều trị, lượng thuốc không dùng hết nên bỏ đi.
Tuy nhiên một số loại thuốc khi hòa tan trong nước, dễ hỏng, không bảo quản lâu được; một số có mùi vị khó chịu không tài nào dụ trẻ uống; hay một số uống vào thì cồn cào khó chịu… “BỘT PHA HỖN DỊCH UỐNG” đã khắc phục được những nhược điểm trên.
Thuốc dạng này có thể pha với nước để dễ cho trẻ uống hơn
Pha với bao nhiêu nước?
Tất cả các lọ thuốc đều có in chữ: “BỘT PHA HỖN DỊCH UỐNG”. Điều đó có nghĩa là chúng ta phải cho nước vào trong lọ bột (thường là nước sôi để nguội).
Tùy theo mỗi loại thuốc sẽ có hướng dẫn riêng để lấy đúng lượng nước thích hợp. Phần lớn mỗi lọ thuốc đều có in hay dán mũi tên (có thể nằm ngang hay thẳng đứng) hay một vạch ngang, chúng ta chỉ cần đổ nước tới dấu chỉ đó là được. Sau đó cần phải lắc, để bột phân tán đều, và cho thêm nước cho đúng vạch. Mỗi lần cho trẻ uống ta cũng phải lắc đều.
Những con số: 15 mL, 30 mL hay 60 mL in trên nhãn thuốc không phải là lượng nước cần pha. Sau khi pha nước với bột như hướng dẫn, ta sẽ được một lọ thuốc nước có thể tích đúng như trên nhãn in.
Vì sao không tan?
Vì đây là HỖN DỊCH không phải DUNG DỊCH nên chỉ cần bột trộn đều với nước, không vón cục là được.
Muỗng nào đây?
Trong mỗi lọ thuốc đều có kèm một dụng cụ để lấy thuốc. Có thể là một bơm lấy thuốc, một cốc nhỏ (có chia vạch theo thể tích) hay muỗng lường (thường gọi là muỗng cà phê). Theo quy ước:
1 muỗng cà phê = 5mL.
½ (nửa) muỗng cà phê = 2,5 mL.
1 muỗng canh =10 mL.
Nếu dùng muỗng cà phê ở nhà thì lấy không đủ lượng thuốc rồi!
Bảo quản thuốc sau khi pha?
Thuốc phải bảo quản như thế nào hay sử dụng trong bao lâu phải tuân theo hướng dẫn riêng của nhà sản xuất. Thường thường sau khi pha nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, chúng ta có thể dùng ít nhất trong 5 ngày. Kết thúc đợt điều trị, lượng thuốc không dùng hết nên bỏ đi.
DS Bích Nga
Theo BV Nhi Đồng 1
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình