Cách phòng chống bệnh giang mai
TRT-5, một nhóm gồm 8 hiệp hội chống AIDS đã ban hành một thông cáo trong đó nhóm này hết sức lo lắng đến việc ngừng điều trị hiệu quả đối với bệnh giang mai.
Điều này có thể làm tăng nguy cơ căn bệnh lây nhiễm qua đường tình dục này xuất hiện trở lại.
Bệnh giang mai đã gần như biến mất tại Pháp nhưng nó xuất hiện trở lại tại nước này từ năm 2000. Theo số liệu thống kê, hơn 850 trường hợp đã được chẩn đoán mắc bệnh giang mai năm 2012 so với khoảng ba mươi ca năm 2000.
Tại một số nước khác cũng xuất hiện tình trạng này, trong đó có Mỹ, nơi có hơn 16.000 người bị mắc bệnh từ năm 2005 đến năm 2013, theo một báo cáo của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của nước này.
Con đường lây nhiễm
Bệnh giang mai là bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, gây ra bởi một loại vi khuẩn có tên là Treponema pallidum pallidum. Nó được truyền từ người này sang người khác trong quá trình quan hệ tình dục không an toàn (âm đạo, hậu môn và quan hệ tình dục bằng miệng), nó cũng lây qua đường máu và qua nhau thai (giữa mẹ và con trong khi mang thai). Đó là lý do tại sao phải phát hiện ra bệnh để tránh bị lây nhiễm.
Một khi vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào cơ thể, thời gian ủ bệnh có thể dài hơn hay ngắn hơn trước khi bệnh bùng phát, thời gian này trung bình là khoảng 3 tuần. Vi khuẩn nhân lên trước khi đi du lịch trong các mô và màng nhầy của cơ thể để đến máu và hệ bạch huyết. Lây nhiễm chia làm nhiều giai đoạn: thời kỳ ủ bệnh, tiềm tàng và thời kỳ chuyển tiếp.
Triệu chứng bệnh
Thời kỳ ủ bệnh giang mai luôn luôn không có dấu hiệu rõ ràng. Các triệu chứng thường gặp nhất là tổn thương da ở vùng tiếp xúc, nói cách khác, khu vực đầu vào của vi khuẩn. Tổn thương được gọi là "săng" hay vết loét và thường bị ở dương vật, âm đạo và hậu môn. Nó cũng có thể không nhìn thấy được và ở niệu đạo hoặc cổ tử cung.
Vết loét là mụn rỗng màu hồng, thường chỉ có một, không đau và không ngứa. Sau một vài ngày, nó gây viêm, không đau ở các hạch bạch huyết gần nó. Tất cả các vết loét này lây lan và có thể kéo dài vài tuần nếu bệnh nhân không được điều trị. Và nếu không được điều trị, bệnh sẽ tiến triển sang giai đoạn hai.
Giai đoạn hai xuất hiện từ 4 - 10 tuần sau giai đoạn ủ bệnh do các vi khuẩn đã xâm nhập vào cơ thể bệnh nhân. Từng bước từng bước, các triệu chứng bệnh đa dạng, biểu hiện ở người này khác người khác. Phổ biến nhất là xuất hiện phát ban nhưng không ngứa niêm mạc và da, nhất là nó xuất hiện nhiều ở lòng bàn tay và lòng bàn chân.
Phát ban có thể đi kèm với các dấu hiệu tương tự như triệu chứng củabệnh cúm : sốt, nhức đầu, mệt mỏi, đau cơ. Rụng tóc cũng có thể xảy ra. Trong một số trường hợp, bệnh giang mai thứ cấp cũng gây ra viêm mắt. Những triệu chứng này có thể tự biến mất mà không cần điều trị, điều này không có nghĩa là bệnh đã khỏi.
Giai đoạn tiến triển bệnh
Bệnh giang mai có thể xuất hiện trở lại liên tục trong vòng vài tháng hoặc thậm chí vài năm. Khi không được điều trị, sau một vài năm, bệnh này tiếp tục phát triển đến một giai đoạn nghiêm trọng hơn, gọi là giai đoạn chuyển tiếp. Giai đoạn này hiện nay rất hiếm gặp ở các nước phát triển.
Trước khi giai đoạn cao hơn, bệnh giang mai trải qua giai đoạn tiềm ẩn trong đó không có triệu chứng nào xuất hiện, mặc dù lây nhiễm có thể tiếp tục phát triển. Giai đoạn này có thể kéo dài nhiều năm. Nếu không được điều trị, bệnh giang mai nghiêm trọng hơn sau 3-15 năm, ảnh hưởng đến tất cả các cơ quan trong cơ thể người bệnh nói chung. Có thể dẫn đến tổn thương nghiêm trọng về tim mạch, thần kinh, xương và khớp.
Bệnh giang mai có thể gây chết người và cũng làm tăng nguy cơ nhiễm virus HIV.
Cách điều trị
Ngay từ giai đoạn đầu, bệnh nhân có thể được chẩn đoán bệnh bằng cách tìm vi khuẩn trong trường hợp tổn thương da hoặc xét nghiệm máu. Sau khi chuẩn đoán mắc bệnh, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng kháng sinh dòng penicillin. Bệnh nhân sẽ được tiêm một mũi duy nhất vào bắp (hiệu quả của nó là hơn 90%). Tuy nhiên, họ sẽ khá đau đớn. Trong một số trường hợp, họ được chỉ định tiêm ba mũi cách nhau.
Sau khi tiêm, bệnh nhân sẽ phải tiến hành lấy máu xét nghiệm để các bác sĩ đánh giá hiệu quả điều trị. Các đối tác tình dục của bệnh nhân bị mắc bệnh cũng cần được tiến hành sàng lọc (kiểm tra) và điều trị nếu cần thiết.
Bệnh nhân dễ lây nhiễm bệnh giang mai cho người khác khi vi khuẩn đãxâm nhập vào cơ thể họ. Hiện nay chưa có vắc-xin chủng ngừa bệnh giang mai. Do đó cách duy nhất là sử dụng các biện pháp bảo vệ (bao cao su) trong sinh hoạt tình dục và cần kiểm tra (sàng lọc) thường xuyên.
Theo Quế Anh - VnMedia
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình