Cách phát hiện sớm ung thư vú
Nhận biết sớm dấu hiệu ung thư vú sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc điều trị.
Ung thư vú là căn bệnh phổ biến ở phụ nữ. Nguy cơ bị bệnh ung thư vú tăng lên theo từng độ tuổi và hầu hết chị em một lần trong đời đều có nguy cơ mắc ung thư vú (ung thư ác tính hoặc ung thư lành tính). Căn bệnh này tuy rất nguy hiểm nhưng nếu được phát hiện sớm hoàn toàn có thể điều trị được.
Vì vậy, bạn cần quan tâm đến 'núi đôi' của mình nếu tiền sử gia đình có người bị ung thư vú, sống ở khu dân cư có nhiều người mắc ung thư hoặc thấy bất cứ dấu hiệu gì khác thường ở vòng 1. Dưới đây là 7 dấu hiệu nhận biết sớm bệnh ung thư vú:
1. Xuất hiện cục u
Xuất hiện cục u là dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh ung thư vú. Nếu cục u cứng và ít di chuyển thì nguy cơ bạn bị ung thư vú cao hơn nhiều so với cục u mềm và dễ di chuyển xung quanh. Cục u có thể là u lành tính, u nang, hạch hay u ác tính. Hãy đến ngay bệnh viện để kiểm tra nếu bạn phát hiện ra bất cứ cục u nào xung quanh vòng 1.
Nên chú ý các dấu hiệu bất thườngở 'núi đôi'. (Ảnh minh họa) |
Trường hợp khác
U nang vú cũng là nguyên nhân phổ biến xuất hiện khối u ở vòng 1. Khi ấy cục u sẽ tròn và mềm. Các bác sĩ sẽ dùng dụng cụ y tế hút chất lỏng ra và chỉ định bạn uống thuốc. Thông thường u nang vú không nguy hiểm nhưng nó sẽ trở nên nghiêm trọng nếu bị vôi hóa. U nang vú cũng có thể được phân biệt với ung thư vú qua phương pháp siêu âm. Cục u này thường xuất hiện và biến mất trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt. Nó sẽ biến mất sau khi bạn mãn kinh bởi u nang vú được gây ra bởi nồng độ estrogen cao.
2. 'Núi đôi' to lên
Nếu cảm thấy núi đôi bị sưng và nặng nề hơn thì rất có thể bạn bị ung thư vú. Hiện tượng này thông thường xảy ra ở một bên ngực nên bạn dễ dàng phát hiện.
Trường hợp khác
Mang thai hoặc bị tích nước do ăn thực phẩm quá mặn cũng khiến 'núi đôi' của bạn nặng nề hơn. Nhưng trường hợp này sẽ xảy ra ở cả hai bầu ngực.
3. Vùng da núi đôi thay đổi
Nếu vùng da trên vú hoặc nhũ hoa chuyển sang màu đỏ, dày lên hoặc có vảy thì rất có thể đó là dấu hiệu của bệnh ung thư vú. Đặc biệt là khi vùng da này bị lâu ngày không biến mất.
Trường hợp khác
Vùng da núi đôi có thể bị dị ứng do các hóa chất trong quần áo, xà phòng, sữa tắm… Nhưng loại dị ứng này sẽ biến mất sau một vài ngày ngừng sử dụng.
4. Đau vú hoặc núm vú
Nếu bạn bị đau ngực hoặc nhũ hoa trong thời gian dài, hãy kiểm tra ngay với bác sĩ chuyên khoa vì rất có thể bạn đã bị ung thư vú.
Trường hợp khác
U nang vú cũng có thể gây ra đau vú đặc biệt với những bạn gái đang ở tuổi lớn. Nhưng hiện tượng này sẽ kéo dài không lâu.
5. Một trong hai đầu 'nhũ hoa' bị thụt vào trong
bị thụt vào trong có thể là triệu chứng của 1 khối u nằm ngay phía sau (do các tế bào ung thư kéo lớp biểu bì vào phía trong). Trong trường hợp có u, nhũ hoa bị thụt vào trong sẽ trở nên cứng. Ngay cả khi dùng tay, bệnh nhân cũng không thể kéo nhũ hoa này ra được.
6. Xuất hiện chất lỏng trên nhũ hoa
Bất cứ chất lỏng nào xuất hiện trên đầu nhũ hoa (không phải sữa mẹ) đều cần kiểm tra ngay đặc biệt là khi chất lỏng đó có màu đỏ hoặc nâu đỏ. Những chất lỏng này có thể là triệu chứng của bệnh ung thư vú. Chất lỏng này có thể được kiểm tra bằng kính hiển vi để phát hiện xem có chứa các tế bào ung thư hay không.
Trường hợp khác
Trong trường hợp bạn bị nhiễm trùng hoặc chấn thương cũng khiến đầu nhũ hoa tiết dịch. Nếu chất lỏng màu sữa hoặc xanh lá cây thì không chắc đó là dấu hiệu của bệnh ung thư.
7. Có hạch dưới nách
Những khối u ở vú có thể kéo thêm hạch sưng và đau dưới cánh tay. Nó cũng có thể là dấu hiệu đầu tiên báo hiệu bệnh tật. Hãy đến ngay bệnh viện để được kiểm tra.
Trường hợp khác
Khi bạn bị nhiễm trùng những bộ phận xung quanh khu vực núi đôi cũng có thể gây ra những cục hạch nhỏ dưới nách. Trường hợp này không quá nghiêm trọng.
Theo Khám phá
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình