Cách phân biệt xạ hương thật, giả
Xạ hương có vị cay, tính ôn có công hiệu làm thông khiếu, thông kinh lạc kiện tỳ, khử ứ huyết, giảm đau, làm mất màng mộng ở mắt...
Xạ hương có tên khoa học là Moschus moschiferus L. tên thuốc Moschus. Bộ phận được dùng làm thuốc của xạ hương là một chất đặc lổn nhổn do hạch ở sát dương vật của con cầy hương đực (có người còn gọi là hươu xạ) từ 3 tuổi trở lên (Moschus moschi-ferus L) họ hươu xạ (Moschida) hoặc cầy giông (cầy hương).
Đông y cho rằng xạ hương có vị cay, tính ôn. Thông khắp 12 kinh lạc và có công hiệu làm thông khiếu, thông kinh lạc kiện tỳ, khử ứ huyết, giảm đau, làm mất màng mộng ở mắt, trừ mủ, tiêu ung nhọt, thúc thai sản, làm đẹp da.
Tuy nhiên những người suy nhược, sức yếu, phụ nữ đang mang thai không được dùng.
Để phân biệt thứ xạ hương thật giả có những cách sau:
- Nếu xạ thật có mùi thơm xộc ngay vào mũi, thơm lâu.
- Dùng móc lấy ráy tai cho vào trong túi xạ lấy ít xạ cho vào tay mà vê, xạ thật thì nhiều đàn tính, mềm nhũn, viên lại thành tròn, bóp bẹp thành bột; nhưng thứ giả thì viên lại thành dài, không có đàn tính.
- Lấy chút ít xạ hương cho vào nước sôi một chốc lấy ra, xạ thật thì bã nó thơm mãi, thứ giả không thơm mà lại hôi.
- Phân biệt nguyên cả miếng xạ hương còn cả da, có thể dùng kim xăm vào thử xem có khối chất cứng hoặc khối thịt. Nếu có vật cứng tức là họ cho chì vào để thêm nặng cân.
- Dùng sợi chỉ tơ tẩm vào nước hành tanh, lấy sợi chỉ đỏ xâu vào trôn kim, lấy kim xuyên qua túi xạ, xạ thật thì sợi chỉ sẽ hết mùi tanh, còn thứ giả thì mùi tanh của hành mất đi rất ít.
- Lấy chút ít xạ hương để trên miếng sắt mà đốt, thì thấy cháy xèo xèo như đốt tóc tỏa mùi thơm mà không có mùi khét, toàn bộ cháy gần hoá ra tro, hoặc còn lại cũng rất ít, xạ giả chất than còn lại rất nhiều.
- Những thứ trộn lẫn vào xạ hương, phần nhiều hay lẫn thứ huyết khô, miếng thịt khô thái vụn hoặc bột chì hoặc đất cát trộn vào, nếu cho xạ hương ấy vào than đỏ mà đốt thì khối thịt, huyết khô mà cháy thì khét, chất chì thì không cháy, đất cát còn lại.
Đông y cho rằng xạ hương có vị cay, tính ôn. Thông khắp 12 kinh lạc và có công hiệu làm thông khiếu, thông kinh lạc kiện tỳ, khử ứ huyết, giảm đau, làm mất màng mộng ở mắt, trừ mủ, tiêu ung nhọt, thúc thai sản, làm đẹp da.
Tuy nhiên những người suy nhược, sức yếu, phụ nữ đang mang thai không được dùng.
Để phân biệt thứ xạ hương thật giả có những cách sau:
- Nếu xạ thật có mùi thơm xộc ngay vào mũi, thơm lâu.
- Dùng móc lấy ráy tai cho vào trong túi xạ lấy ít xạ cho vào tay mà vê, xạ thật thì nhiều đàn tính, mềm nhũn, viên lại thành tròn, bóp bẹp thành bột; nhưng thứ giả thì viên lại thành dài, không có đàn tính.
- Lấy chút ít xạ hương cho vào nước sôi một chốc lấy ra, xạ thật thì bã nó thơm mãi, thứ giả không thơm mà lại hôi.
- Phân biệt nguyên cả miếng xạ hương còn cả da, có thể dùng kim xăm vào thử xem có khối chất cứng hoặc khối thịt. Nếu có vật cứng tức là họ cho chì vào để thêm nặng cân.
- Dùng sợi chỉ tơ tẩm vào nước hành tanh, lấy sợi chỉ đỏ xâu vào trôn kim, lấy kim xuyên qua túi xạ, xạ thật thì sợi chỉ sẽ hết mùi tanh, còn thứ giả thì mùi tanh của hành mất đi rất ít.
- Lấy chút ít xạ hương để trên miếng sắt mà đốt, thì thấy cháy xèo xèo như đốt tóc tỏa mùi thơm mà không có mùi khét, toàn bộ cháy gần hoá ra tro, hoặc còn lại cũng rất ít, xạ giả chất than còn lại rất nhiều.
- Những thứ trộn lẫn vào xạ hương, phần nhiều hay lẫn thứ huyết khô, miếng thịt khô thái vụn hoặc bột chì hoặc đất cát trộn vào, nếu cho xạ hương ấy vào than đỏ mà đốt thì khối thịt, huyết khô mà cháy thì khét, chất chì thì không cháy, đất cát còn lại.
BS Hoàng Xuân Đại
Theo Khoa học & Đời sống
Theo Khoa học & Đời sống
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình