Cách đơn giản ngừa rạn da khi bầu bí
Chỉ với một vài cách phòng ngừa đơn giản, có thể duy trì được tính đàn hồi của da, giúp chị em giảm bớt nguy cơ bị rạn da khi mang thai.
Những vết rạn (nứt) trên da là điều khó chịu và mất thẩm mỹ đối với hầu hết chị em khi mang thai.
Thông thường, những vết rạn da xảy ra do da bị kéo căng quá nhanh, vì trọng lượng cơ thể của thai phụ tăng nhanh trong thời gian thai nghén. Và khi da bị kéo căng nhanh hơn mức đàn hồi, sẽ dẫn đến bị rạn da. Những nơi dễ bị rạn là bụng, ngực, hông, đùi và mông.
Tuy nhiên, với một vài cách phòng ngừa đơn giản, có thể duy trì được tính đàn hồi của da, giúp chị em giảm bớt nguy cơ bị rạn da khi mang thai:
- Thường xuyên làm ẩm da bằng dầu ca cao (dầu thực vật được chiết xuất từ cây ca cao) hoặc các loại mỹ phẩm, nước rửa có chứa vitamin E. Nên thực hiện từ 3 - 4 lần/ngày, nhất là vào buổi sáng, sau khi tắm và buổi tối trước lúc đi ngủ.. Lưu ý, nên hỏi ý kiến bác sĩ khi dùng mỹ phẩm.
- Nên tắm mỗi ngày bằng nước ấm. Nước ấm sẽ giúp da duy trì độ mềm mại và tính đàn hồi. Dùng một miếng vải mềm hoặc bọt biển chà nhẹ lên các khu vực da dễ bị rạn để gia tăng tuần hoàn máu đến da.
- Chế độ ăn cũng đóng vai trò quan trọng. Uống nhiều nước không chỉ giúp bạn và thai nhi tránh nguy cơ bị mất nước mà còn giúp da mềm mại.
Cố gắng tuân thủ chế độ ăn lành mạnh. Nhiều chị em nghĩ rằng, khi mang thai cần phải ăn cho hai người và họ ăn bất cứ món nào mà họ muốn. Tuy nhiên, những loại thực phẩm nghèo dinh dưỡng có thể làm tăng cân nhanh, dẫn đến làm rạn da.
- Sau khi sinh nở, chị em cần nhớ là vẫn phải tiếp tục duy trì chế độ chăm sóc da như khi mang thai. Bởi trong quá trình da bị co lại cũng có thể gây rạn da như khi bị kéo căng. Duy trì việc chăm sóc sẽ giúp da căng và co diễn ra bình thường.
Nếu sau khi thực hiện những biện pháp phòng ngừa trên nhưng vẫn bị rạn da, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa da liễu.
Thông thường, những vết rạn da xảy ra do da bị kéo căng quá nhanh, vì trọng lượng cơ thể của thai phụ tăng nhanh trong thời gian thai nghén. Và khi da bị kéo căng nhanh hơn mức đàn hồi, sẽ dẫn đến bị rạn da. Những nơi dễ bị rạn là bụng, ngực, hông, đùi và mông.
Tuy nhiên, với một vài cách phòng ngừa đơn giản, có thể duy trì được tính đàn hồi của da, giúp chị em giảm bớt nguy cơ bị rạn da khi mang thai:
- Thường xuyên làm ẩm da bằng dầu ca cao (dầu thực vật được chiết xuất từ cây ca cao) hoặc các loại mỹ phẩm, nước rửa có chứa vitamin E. Nên thực hiện từ 3 - 4 lần/ngày, nhất là vào buổi sáng, sau khi tắm và buổi tối trước lúc đi ngủ.. Lưu ý, nên hỏi ý kiến bác sĩ khi dùng mỹ phẩm.
- Nên tắm mỗi ngày bằng nước ấm. Nước ấm sẽ giúp da duy trì độ mềm mại và tính đàn hồi. Dùng một miếng vải mềm hoặc bọt biển chà nhẹ lên các khu vực da dễ bị rạn để gia tăng tuần hoàn máu đến da.
- Chế độ ăn cũng đóng vai trò quan trọng. Uống nhiều nước không chỉ giúp bạn và thai nhi tránh nguy cơ bị mất nước mà còn giúp da mềm mại.
Cố gắng tuân thủ chế độ ăn lành mạnh. Nhiều chị em nghĩ rằng, khi mang thai cần phải ăn cho hai người và họ ăn bất cứ món nào mà họ muốn. Tuy nhiên, những loại thực phẩm nghèo dinh dưỡng có thể làm tăng cân nhanh, dẫn đến làm rạn da.
- Sau khi sinh nở, chị em cần nhớ là vẫn phải tiếp tục duy trì chế độ chăm sóc da như khi mang thai. Bởi trong quá trình da bị co lại cũng có thể gây rạn da như khi bị kéo căng. Duy trì việc chăm sóc sẽ giúp da căng và co diễn ra bình thường.
Nếu sau khi thực hiện những biện pháp phòng ngừa trên nhưng vẫn bị rạn da, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa da liễu.
Theo Phụ nữ TP.HCM
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình